1. Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối 2. Tấc đất tấc vàng Nêu cảm nghĩ của em về 2 câu tục ngữ trên (làm riêng từng bài )

Question

1. Đêm tháng năm chưa rằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
2. Tấc đất tấc vàng
Nêu cảm nghĩ của em về 2 câu tục ngữ trên (làm riêng từng bài ) Nhớ là ko tham khảo

in progress 0
Verity 3 years 2021-07-28T13:54:07+00:00 2 Answers 14 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-28T13:55:17+00:00

       Mở bài: Dẫn đắt và giới thiệu được câu tục ngữ:”tấc đất tấc vàng”-câu tục ngữ về lđộng sản xuất.

        Thân bài:
     -giải nghĩa vế:”tấc đất”:
      +”tấc”:đơn vị đo lường trong dgian bằng 1/10 thước.
      +”đất”:đất đai trồng trọt chăn nuôi.
      +”tấc đất”:mảnh đất rất nhỏ.
     -giải nghĩa vế:”tấc vàng”:
      +”tấc”:như trên.
      +”vàng”:kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li.
      +”tấc vàng”:một lượng vàng rất lớn.
      =nghĩa cả câu:”tấc đất tấc vàng”:mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.
      *kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này:đất quý hơn vàng.
      *bài học thực tế từ câu tục ngữ này:giá trị của đát đai trong đsống lđộng sản xuất của con ng`(đất là của cải,cần sử dụng có hiệu quả nhất).
    Kết bài:- Khái quát lại nội dung câu tục ngữ.

      – Liên hệ thực tế về việc bảo vệ tài nguyên đất

      * Bài viết tham khảo

    Dân gian ta có câu “rừng vàng biển bạc “. Câu nói ấy để chỉ những tài nguyên quý giá của tự nhiên mà chúng ta cần phải bảo tồn và khai thác một cách hợp lí. Một trong số ấy phải kể đến tài nguyên đất. Đất có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên, là tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc

    “Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

    Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?

    Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tố quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

    Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.

    Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

    “Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

    Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố

    Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

    “Ruộng rẫy là chiến trường,

    Cuốc cày là vũ khí,

    Nhà nông là chiến sĩ”

    Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

    “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

    0
    2021-07-28T13:55:23+00:00

    1.Câu ca dao dung các nghệ thuật đặc sắc như:từ trái nghĩa(sáng><tối),biện pháp nói quá.Nội dung là phản ánh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa(hè-ngày dài đêm ngắn,đông-ngày ngắn đêm dài.Từ đó giúp chúng ta biết được người xưa muốn khuyên ta chủ động sắp xếp công việc hợp lí.

    2/Câu ca dao sử dụng biện pháp tu từ So sánh(tấc đất=tấc vàng).Có nội dung là khẳng định,đề cao giá trị to lớn của đất đai đối với con người.Câu ca dao còn khuyên nhủ chúng ta cần phải bảo vệ,giữ gìn và xem trọng đất đai,không được làm ô nhiễm và sử dụng đất lãng phí.

    -Chúc bạn học tốt-

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )