Viết đoạn văn ngắn(7 đến 10 dòng)suy nghĩ về tình yêu quê hương,đất nước quả bài”Ông đồ”,”Nhớ rừng”trong đó có sử dụng câu nghi vấn
Nhanh gấp và cảm ơn MN nhiềuuu:3
Viết đoạn văn ngắn(7 đến 10 dòng)suy nghĩ về tình yêu quê hương,đất nước quả bài”Ông đồ”,”Nhớ rừng”trong đó có sử dụng câu nghi vấn
Nhanh gấp và cảm ơn MN nhiềuuu:3
Trong bài thơ Nhớ rừng và Ông đồ, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước được mỗi tác giả gửi gắm. Trong bài thơ Nhớ rừng, mượn hình ảnh con hổ bị giam cầm nơi vườn bách thú, Thế Lữ bộc lộ một nỗi niềm đau đáu của người dân mất nước. Rừng già với vô vàn tự do là khao khát không chỉ của hổ mà là trong người dân Việt Nam. Ông đồ lại là niềm chua xót với nền văn hoá truyền thống nay phai nhạt. Dường như trong nhịp sống hiện tại với con người đổi thay thì tình yêu ấy là những gắn bó, những hoài vọng quá khứ đẹp tươi. Tình yêu quê hương, đất nước không được bộc lộ trực tiếp mà thầm kín, lặng lẽ trong mỗi hình tượng, trong mỗi lời thơ. Nỗi niềm xúc động và tình yêu với quê hương, đất nước đã tạo nên dòng cảm cúc miên man để Thế Lữ, để Vũ Đình Liên chẳng thể “đứng im” trước thời thế, thế thời! Đó có phải cũng là tình yêu chung của nhân dân, của con người Việt Nam thuở ấy với quê hương, đất nước?
Qua các văn bản ” Nhớ rừng ” và ” Ông đồ “, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết.Thứ nhất, ở văn bản ” Nhớ rừng “, tác giả đã mượn hình ảnh con hổ – môht vị chúa sơn lâm để làm hình tượng biểu trưng cho dân tộc, đất nước Việt Nam ta. Vậy có ai biết lí do vì sao lại mượn hình ảnh con hổ mà không nói trực tiếp về người Việt Nam hay lấy hình ảnh của các con khác hay không? Vì ngày xưa, thời đó thì đất nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược cho nên không thể ói trực tiếp về vấn đề đó, nếu nói trực tiếp thì tác phẩm đó của nhà văn sẽ không được phát hành và mượn hình ảnh con hổ vì ngày xưa, nước Việt Nam ta được xem là một nước mạnh nhất ở Đông Nam Á với văn hóa chống giặc ngoại xâm thật anh dũng. Chỉ bấy nhiêu thôi, chưa xét đến nội dung bài thì ta cũng đủ thấy tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết đến nhường nào rồi đúng không? Thứ hai, ở văn bản ” Ông đồ ” là đang nói vè sự tiếc nuối những nét truyền thống văn hóa xưa của nhân dân ta đang bị mai một dần đi. Qua cả hai văn bản, tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã được thể hiện vô cùng rõ ràng, sâu sắc và chân thực.
_ Câu nghi vấn:
– Chỉ bấy nhiêu thôi, chưa xét đến nội dung bài thì ta cũng đủ thấy tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết đến nhường nào rồi đúng không?
– Vậy có ai biết lí do vì sao lại mượn hình ảnh con hổ mà không nói trực tiếp về người Việt Nam hay lấy hình ảnh của các con khác hay không?