viết đoạn giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ”đi một ngày đàng,học một sàng khôn” lafm ơn giúp mk vs,cần siêu gấp gâp luôn k chép mạng nhoa hứa cho b

viết đoạn giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ”đi một ngày đàng,học một sàng khôn”
lafm ơn giúp mk vs,cần siêu gấp gâp luôn
k chép mạng nhoa
hứa cho bạn nào hay ctlhn,5* ,khuyến mãi thêm 10 vote,10 cảm ơn nha

0 thoughts on “viết đoạn giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ”đi một ngày đàng,học một sàng khôn” lafm ơn giúp mk vs,cần siêu gấp gâp luôn k chép mạng nhoa hứa cho b”

  1. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: một ngày đàng, tức là đi xa, đến một địa phương, một làng khác so với nơi mình ở; một sàng khôn tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lí mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi trốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp,… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.

    Reply

Leave a Comment