từ văn bản bàn luận về phép học e hãy nêu suy nghĩ của mình về việc học ngày nay Các cao nhân giúp em với ạ :((

từ văn bản bàn luận về phép học e hãy nêu suy nghĩ của mình về việc học ngày nay
Các cao nhân giúp em với ạ :((

0 thoughts on “từ văn bản bàn luận về phép học e hãy nêu suy nghĩ của mình về việc học ngày nay Các cao nhân giúp em với ạ :((”

  1. Đây na bạn 

    Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ quA .Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tácđộng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu “vinh thân phi gia”. Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Reply
  2. A, MB

    – Nhấn mạnh vai trò của việc học:

    Từ xưa đến nay, việc học vẫn luôn được coi là việc quan trọng đối với sự phát triển, sống còn của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, dân tộc. Trên thực tế, học tập chính là hành trình không có điểm dừng ở bất cứ cá nhân nào, còn sống thì còn phải học.

    – Việc học chính là để nâng cấp bản thân, tạo động lực cho sự thay đổi và phát triển của bản thân. Chính vì vậy, học tập là công việc thiết yếu nếu như ta muốn phát triển, muốn tồn tại và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân, cống hiến cho xã hội. Đối với những người luôn cầu tiến và ham học hỏi thì việc học đối với họ còn trở nên quan trọng và vô bờ hơn cả.

    B, TB

    1, Bàn luận về thực trạng học tập của học sinh ngày nay.

    – VN chính là một trong những quốc gia coi trọng giáo dục, lấy giáo dục làm động lực để phát triển đất nước. 

    – Ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn, khẳng định lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ VN

    – Ngược lại, chúng ta vẫn có thể thấy được 1 bộ phận không hề nhỏ các bạn chưa thực sự chăm học. Việc lười học, không xác định lý tưởng sống cho mình mà lại ăn bám, làm khổ bố mẹ chính là điều không nên làm ở bất cứ bạn học sinh nào.

    2, Bàn luận về mục đích và phương pháp học tập

    – Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích của việc học chính là để biết rõ đạo, biết được những điều ứng xử cơ bản trong cuộc sống và có những hành động, việc làm đúng với luân thường đạo lý.

    – Theo em, mục đích học tập này vẫn đúng cho đến thời nay.

    – Ngày nay, mục đích học tập thường tùy thuộc vào con đường tương lai và kế hoạch học tập của mỗi cá nhân.

    – Đầu tiên, mục đích học của học sinh đó chính là học để có kiến thức nền tảng. Những môn học ở trường sẽ phần nào ứng dụng vào thực tế đời sống và việc đi học chính là để thu nạp kiến thức, trang bị những vốn kiến thức cần thiết cho bản thân thông qua các môn học. Việc có kiến thức nền tảng vững chắc sẽ giúp mỗi người tạo ra được bước tiến lớn trong sự nghiệp, phục vụ tốt cho công việc tương lai.

    – Thứ hai, mục đích của học sinh đó chính là học để có bằng cấp, điểm số. Đây không hoàn toàn là mục đích xấu vì bằng cấp và điểm số chính là những yếu tố thiết yếu để mỗi người có thể có những cơ hội học tập tốt hơn sau này.

    – Cuối cùng, mục đích học tập của học sinh ngày nay thường là để có được một công việc tốt hơn. Sau cùng, mỗi người đều cần một công việc để có thể duy trì cuộc sống. Việc học chính là những bước tiến đầu trên con đường xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, mỗi bạn học sinh đều cần xác định những mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp với bản thân mình, để có thể có những kế hoạch học tập sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

    – Còn về phương pháp học tập, theo em thì với bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có những phương pháp học tập riêng của nó. Nhưng chung quy lại, vẫn có những phương pháp chung chung nhất đó là: học sâu, hiểu kỹ, học phải hiểu rõ bản chất và học đi đôi với hành.

    – Học sâu, hiểu kỹ để hiểu rõ bản chất chính là để người học nắm kỹ được cốt lõi, tường tận vấn đề. Từ đó, người học sẽ có khả năng ứng biến và xử lý linh hoạt những vấn đề liên quan. Cái này khác với việc học chay, học vẹt, tức là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất, học phần nổi của bề mặt mà không học tường tận, đến nơi đến chốn.

    – Học đi đôi với hành chính là phương pháp học tập đặc biệt quan trọng, nhất là với thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay. Học đi đôi với hành chính là để ứng dụng những điều đã được học vào thực tế để soi chiếu, làm rõ. Thực tiến và lý thuyết soi chiếu cho nhau, nên người học có thể ứng dụng những kiến thức từ sách vở để giúp ích cho cuộc sống thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng thực tế mà thôi. Nếu như phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở VN thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. 

    Tóm lại, mục đích học tập và phương pháp học tập chính là 2 yếu tố rất quan trọng đối với học sinh, mà bất cứ ai cũng phải xác định ngay từ đầu để có thể có những mục tiêu phấn đấu trong học tập.

    3, Liên hệ bản thân em.

    Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn.

    – Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,….

    – Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Chính vì vậy, để đạt được những thành tích như vậy, việc mà em làm đó là chăm chỉ học tập. Bên cạnh học chăm chỉ trên trường, em còn tự đọc thêm sách báo. Em luôn không ngừng trau dồi vốn tri thức của bản thân bằng vốn tri thức vô tận của nhân loại bằng việc đọc thật nhiều hàng ngày. 

    C, KB

    BÀI LÀM

    Từ xưa đến nay, việc học vẫn luôn được coi là việc quan trọng đối với sự phát triển, sống còn của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, dân tộc. Trên thực tế, học tập chính là hành trình không có điểm dừng ở bất cứ cá nhân nào, còn sống thì còn phải học. Việc học chính là để nâng cấp bản thân, tạo động lực cho sự thay đổi và phát triển của bản thân. Chính vì vậy, học tập là công việc thiết yếu nếu như ta muốn phát triển, muốn tồn tại và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân, cống hiến cho xã hội. Đối với những người luôn cầu tiến và ham học hỏi thì việc học đối với họ còn trở nên quan trọng và vô bờ hơn cả.

    VN chính là một trong những quốc gia coi trọng giáo dục, lấy giáo dục làm động lực để phát triển đất nước. Ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn, khẳng định lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ VN. Ngược lại, chúng ta vẫn có thể thấy được 1 bộ phận không hề nhỏ các bạn chưa thực sự chăm học. Việc lười học, không xác định lý tưởng sống cho mình mà lại ăn bám, làm khổ bố mẹ chính là điều không nên làm ở bất cứ bạn học sinh nào.

    Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích của việc học chính là để biết rõ đạo, biết được những điều ứng xử cơ bản trong cuộc sống và có những hành động, việc làm đúng với luân thường đạo lý. Theo em, mục đích học tập này vẫn đúng cho đến thời nay. Ngày nay, mục đích học tập thường tùy thuộc vào con đường tương lai và kế hoạch học tập của mỗi cá nhân. Đầu tiên, mục đích học của học sinh đó chính là học để có kiến thức nền tảng. Những môn học ở trường sẽ phần nào ứng dụng vào thực tế đời sống và việc đi học chính là để thu nạp kiến thức, trang bị những vốn kiến thức cần thiết cho bản thân thông qua các môn học. Việc có kiến thức nền tảng vững chắc sẽ giúp mỗi người tạo ra được bước tiến lớn trong sự nghiệp, phục vụ tốt cho công việc tương lai. Thứ hai, mục đích của học sinh đó chính là học để có bằng cấp, điểm số. Đây không hoàn toàn là mục đích xấu vì bằng cấp và điểm số chính là những yếu tố thiết yếu để mỗi người có thể có những cơ hội học tập tốt hơn sau này. Cuối cùng, mục đích học tập của học sinh ngày nay thường là để có được một công việc tốt hơn. Sau cùng, mỗi người đều cần một công việc để có thể duy trì cuộc sống. Việc học chính là những bước tiến đầu trên con đường xây dựng sự nghiệp. Trên thực tế, mỗi bạn học sinh đều cần xác định những mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp với bản thân mình, để có thể có những kế hoạch học tập sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Còn về phương pháp học tập, theo em thì với bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có những phương pháp học tập riêng của nó. Nhưng chung quy lại, vẫn có những phương pháp chung chung nhất đó là: học sâu, hiểu kỹ, học phải hiểu rõ bản chất và học đi đôi với hành. Học sâu, hiểu kỹ để hiểu rõ bản chất chính là để người học nắm kỹ được cốt lõi, tường tận vấn đề. Từ đó, người học sẽ có khả năng ứng biến và xử lý linh hoạt những vấn đề liên quan. Cái này khác với việc học chay, học vẹt, tức là học thuộc lòng mà không hiểu bản chất, học phần nổi của bề mặt mà không học tường tận, đến nơi đến chốn. Học đi đôi với hành chính là phương pháp học tập đặc biệt quan trọng, nhất là với thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay. Học đi đôi với hành chính là để ứng dụng những điều đã được học vào thực tế để soi chiếu, làm rõ. Thực tiến và lý thuyết soi chiếu cho nhau, nên người học có thể ứng dụng những kiến thức từ sách vở để giúp ích cho cuộc sống thực tiễn. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng thực tế mà thôi. Nếu như phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở VN thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Tóm lại, mục đích học tập và phương pháp học tập chính là 2 yếu tố rất quan trọng đối với học sinh, mà bất cứ ai cũng phải xác định ngay từ đầu để có thể có những mục tiêu phấn đấu trong học tập.

    Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,…. Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Chính vì vậy, để đạt được những thành tích như vậy, việc mà em làm đó là chăm chỉ học tập. Bên cạnh học chăm chỉ trên trường, em còn tự đọc thêm sách báo. Em luôn không ngừng trau dồi vốn tri thức của bản thân bằng vốn tri thức vô tận của nhân loại bằng việc đọc thật nhiều hàng ngày. 

    Tóm lại, các bạn học sinh ngày nay cần có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả để đạt được những mục tiêu học tập mà mình đề ra. Đồng thời, mỗi bạn đều cần tránh xa những phương pháp học như học chay, học vẹt để đạt được kết quả tốt nhất.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo từ văn bản bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment