Trả lời giúp mình mấy câu hỏi này vs ạ :
– chỉ ra những biểu hiện của đức tính giản dị của bác
-tìm một số câu thơ thể hiện lối sống giản dị của bác
-tìm hiểu những thông tin về tác giả HCM
-xác định bố cục và chỉ ra nguồn gốc cốt yếu của văn chương
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.
chỉ ra những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
Đức tính giản dị của Bác được khắc họa trên những phương diện:
– Bữa ăn: ăn uống chỉ vài ba món
– Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo, chỉ vài ba phòng bé nhỏ
– Việc làm: việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp
– Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
tìm một số câu thơ thể hiện lối sống giản dị của Bác
-Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.
-Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui
Sông Lam nước chảy xanh trời
Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm
Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào
Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào
Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.
tìm hiểu những thông tin về tác giả HCM
– Tiểu sử:
+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước
+ Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế
– Quan điểm sáng tác:
+ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
+ Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu
+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ…)
– Phong cách nghệ thuật:
+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
• Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
• Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
• Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
+ Tính thống nhất:
• Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị
• Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau
• Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai
→ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc
xin hn
Biểu hiện về đức tính giản dị của Bác:
*Bữa cơm
+ Vài ba món rất giản đơn
+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm
+ Ăn xong cái bát cũng sạch, thức ăn còn lại tươm tất.
*Ngôi nhà
+ Chỉ có vài ba phòng
+ Luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
*Công viêc và quan hệ với mọi người:
+ Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc
+ Việc lớn: cứu dân, cứu nước
– Việc nhỏ: Trồng cây, viết bức thu cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam,…
* Ăn mặc:
+ Không cầu kì, kiểu cách
* Lời nói và bài viết:
+ Là những câu có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều biết
=> Vì Bác muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
– Một số câu thơ thể hiện lối sống giản dị của Bác:
+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi
+ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, chăn đơn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
+ Bác Hồ đó, vẫn chiếc áo nâu giản dị
+“Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà…”
+ “Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường”
*Thông tin về HCM
– Hồ Chí Minh tên nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, đi học mang tên Nguyễn Tất Thành và tên Hồ Chí Minh là tên cuối cùng của Người.
– Sinh ngày 19/5/ 1890 và mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
– Người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa
– Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
– Bố cục của bài “Nguồn gốc cốt yêu của văn chương”
+ Từ đầu -> muôn vật, muôn loài
+ Tiếp -> quá đáng
+ Còn lại
– Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người.