Thuyết minh về một thứ đồ dùng: Quyển sách, cái bút, cái bàn, cái ghế, Chiếc nón lá, chiếc khăn quàng đỏ,….
(không lấy trên mạng)
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.
Thuyết minh về một thứ đồ dùng: Quyển sách, cái bút, cái bàn, cái ghế, Chiếc nón lá, chiếc khăn quàng đỏ,….
(không lấy trên mạng)
You must be logged in to post a comment.
Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Trước hết, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”. Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…”. Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…
Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.
Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ “nón thúng quai thao”); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.
Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.
Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một thời gian gắn liền với cây bút chì gỗ có lớp sơn bóng mượt, ruột đen tuyền, nằm “ngoan ngoãn” trong hộp bút suốt thời đi học. Tuy nhiên, rất hiếm người biết chính xác bút chì đượ sản xuất như thế nào.
Ruột bút chì được gọi là bút chì nhưng ruột bút chì không phải làm bằng kim loại độc hại cho cơ thể này. Thực tế, ruột bút chì là một loại hình thù của carbon, mà ta hay gọi là than chì.
Than trì được người dân Dorowdale phát hiện năm 1564 dưới một gốc cây đổ. Từ đó, người ta luôn dùng loại than chì này để đánh dấu và viết. Ngày nay, ruột bút chì là một trong những hỗn hợp tạo ra bột than chì và đất sét được trộn lãn vào nhau và được ở nhiệt độ 800 độ C. Đây là phương pháp đã được một nhà sáng chế người Pháp, Nicolas-Jacques Conté tìm hiểu lẫn tao ra nó. Tùy vào tỉ lệ giữa hai loại than chì và đất sét, ta sẽ có các loại ruột bút chì ở độ cứng khác nhau.
Tuy nhiên, loại có ruột bút chì màu lại được làm từ màu sáp, bột màu lẫn đất sét, không có thành phần của loại than chì thì cũng không cần phải nung ở nhiệt độ cao.
Thân bút được làm bằng gỗ. Song theo các nhà sản xuất, không phải loại gỗ nào cũng có thể được sử dụng vì nếu chọn một loại gỗ từ thân cây mềm thì bút chì sẽ rất dễ bị gãy. Còn nếu họ chọn loại gỗ quá cứng, người dùng sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc gọt bút. Hai loại gỗ dung hòa được sẽ tạo ra các yếu tố trên là gỗ cây tuyết tùng và cây bách xù. Nếu muốn thân bút có mùi thơm đặc biệt (không có sự can thiệp của các loại hóa chất độc hại tạo ra mùi), nhà sản xuất còn sử dụng gỗ thông nữa đấy! Sản xuất bút chì.
Trước đây, người ta không biết làm lớp vỏ ngoài nên cuốn chỉ hoặc vải vào quanh lõi của than chì để tạo thành lớp vỏ bên ngoài, thuận tiện cho việc sử dụng.
Người đầu tiên nghĩ tìm ra cách làm cho ruột chì vào một thanh gỗ rỗng là một thợ mộc người Ý. Sau này, nước Anh là nước đầu tiên tìm ra một phương pháp sản xuất bút chì theo lối công nghiệp. Trước tiên, người ta sẽ rạch các lỗ nhỏ trên bề mặt tấm gỗ, đặt ruột chì vừa khít với những rãnh đó, rồi đặt tiếp lên trên một tấm gỗ đã được phết hồ bên trong rồi ép chặt. Sau khi hồ khô, người ta cắt phiến gỗ có ruột chì bên trong ra, tạo thành các cây bút chì. Phương pháp này gọi là “Bánh sandwich bút chì” mà vẫn được áp dụng rộng rãi ngày nay. Nhà máy sản xuất bút chì đầu tiên trên thế giới nằm tại Nuremberg, Đức chính thức bước vào hoạt đông sản xuất từ năm 1662. Với bề dày truyền thống trong việc sản xuất bút chì, ngày nay, bút chì Đức vẫn là một trong những loại bút chì uy tín nhất thế giới.
Đơn giản nhưng đầy quyền lực. Bút chì chính là một trong những đại diện cho sức mạnh của sự đơn giản.
Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng trăm triệu USD để nghiên cứu một trong loại thứ đặc biệt nhất thời bấy giờ, giúp các phi hành gia có thể viết được văn bản trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô đã chọn sử dụng phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là loại bút chì truyền thống. Không gì thuận tiện hơn bằng việc viết bằng bút chì. Cũng chính vì lí do này mà các nhà văn lớn đều thích sử dụng bút chì để ghi lại ý tưởng. Ernest Hemingway, tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như “Giã từ vũ khí” hay “Ông già và biển cả”… rất thích dùng bút chì để phác họa tật cả ý tưởng cho các tiểu thuyết của mình. Nhà văn John Steinbeck mỗi ngày đều phải gọt 24 cây bút chì, phục vụ cho việc sáng tác của mình. Và tác phẩm “Phía đông vườn địa đàng” nổi tiếng của ông đã “ngốn” hết 300 chiếc. Danh họa Vincent van Gogh thì chỉ sử dụng bút chì hiệu Faber – Castell nổi tiếng vì “màu đen tuyệt đối” đầy mê hoặc của chúng.
Bút chì không chỉ được dùng để viết và vẽ. Với nghệ thuật sắp đặt, ngày nay, chính bản thân cây bút chì đã làm nên nghệ thuật. Thậm chí, vỏ gọt bút chì gọt ra cũng làm thành những hình ảnh làm say lòng người