Viết văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đúng đắn Tym+ctlhn cho bạn nào làm hay nhất nha( ko chép mạng)

Question

Viết văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đúng đắn
Tym+ctlhn cho bạn nào làm hay nhất nha( ko chép mạng)

in progress 0
niczorrrr 3 years 2021-05-12T07:19:31+00:00 2 Answers 10 views 0

Answers ( )

    0
    2021-05-12T07:20:46+00:00

    Có thể nói rằng trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách. Chắc chắn rằng trong một phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và dường như ta lại thấy được rằng có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Những giá trị đạo đức đó được thể hiện qua sự biết ơn. Và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được đánh giá là một trong những câu tục ngữ hay nhất và đặc sắc nhất nói về điều này và đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 

    Câu tục ngữ thật ngắn gọn trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cchúng ta.

    Câu tục ngữ này dường như cũng đã mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Qủa thực những điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự làm sao cho đúng, và đã là cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Một trái chín thơm đó đâu phải làm ra được một cách dễ dàng chứ? Người trồng họ phải mất biết bao công sức mới có thể có được cho nên người ăn quả phải nhớ công lao của họ.

    Hành động đó dường như cũng đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Qủa thật ta nên biết được rằng chính lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó là lối sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người trong gia đình, trong xã hội với nhau. Ta như biết được rằng tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó dường như cũng chính là công sức của biết bao lớp người. Đó có thể là từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi cả khi là những tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó.

    Khi chúng ta sinh ra chúng ta đã mang ơn người sinh thành đó chính là cha mẹ. Chúng ta phải thầm biết ơn cũng như phải cảm ơn cha mẹ vì đã cho bạn có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ luôn là người yêu thương chúng ta vô điều kiện đã nuôi nấng chúng ta lên người.

    Và vẫn còn rất nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả những điều đó chính là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên. Và đây chính là những thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Qủa thật ta nên hiểu được rằng chúng những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó có thể chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn dường như luôn luôn mang một tình cảm cao đẹp, nó như đã thật thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đó còn có cả những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi, nước mắt và xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc. Họ đã cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập.

    Tất cả chúng ta có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, đó chính là một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng và chúng ta cũng cần phải biết ơn họ. Ta như thấy được rằng chính những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà dường như cũng không chút tính toan do dự. Có thể thấy được rằng chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa và hạnh phúc.

    Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thực sự là một bài học như đã khéo léo truyền tải vào đó những lời dạy đáng ghi nhớ cho chính chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến những công lao của các thế hệ đi trước và cả những người đã giúp chúng ta có được thành công như ngày hôm nay. Có như vậy cuộc sống mới thực sự trở lên có ý nghĩa biết bao, đáng sống biết bao.

                                   Nhớ cho minh 5 sao + cảm ơn+ câu trả lời hay nhất nhé.

              -Chúc bạn học tốt-

    0
    2021-05-12T07:21:29+00:00

    Tục ngữ là túi khôn của nhân dân mỗi câu tục ngữ là viên ngọc quý mà nhân dân ta đem đến cho chúng ta những lời khuyên bổ ích những bài học nhân sinh sâu sắc có một câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta về lòng biết ơn đó là câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu 

    Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này câu tục ngữ ngắn gọn sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ với hai lớp nghĩa nghĩa đen và nghĩa bóng ở lớp nghĩa đen câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta khi -1 quả thơm trái ngọt nào đó thì ta phải nhớ tới công sức của những người lao động đã vun tròn để có được một quả thơm trái ngọt đó về nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn nhắc nhở con cháu đời sau khi được hưởng thành quả nào đó thì chúng ta cần phải nhớ ơn những người đã tạo lập nên thành quả

    Thật vậy nhân dân Việt Nam ta luôn coi trọng đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây đó là nét đẹp của trong tâm hồn của người Việt Nam luôn được giữ gìn và phát huy vậy vì sao ăn quả lại nhớ kẻ trồng cây bởi vì tất cả mọi thành quả lao động đến từ vật chất tinh thần không tự nhiên mà có để có được những thành quả đó phải đánh đổi bằng cả quá trình lao động bền bỉ đẹp mà của ông cha ta thậm chí còn đánh đổi bằng nước mắt và xương máu của các thế hệ đi trước vì thế ta phải biết ơn và trân trọng những thành quả mà các thế hệ đi trước để lại mâm bát cơm trên tay chúng ta quen nhau đừng quên đi sự vất vả của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng ta khôn lớn trưởng thành như ngày hôm nay thì làm sao quên được công lao to lớn trời biển của cha mẹ công lao dạy dỗ của các thế hệ thầy cô ta được sống trong một đất nước và bình độc lập tự do thì đừng quên công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước không thể quên được công lao của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh thân mình để giữ vững nền độc lập ông cha ta từ xưa đã dạy ơn ai một chút chẳng quên rõ ràng câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp của người dân Việt Nam 

    Quả đúng như vậy ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp của người dân Việt Nam nó thấm sâu vào tâm trí vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam điều này được chứng minh thực tế trong cuộc sống trong mỗi gia đình Việt Nam dù nghèo sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên dẫu chỉ là ném ngang hai đĩa quả nhưng con cháu đã gửi gắm vào đó tâm nằm thành kính biết ơn sâu nặng của mình đối với ông bà tổ tiên đó là mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít đến sạc giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau chấm lớp nghĩa lớp con cháo đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước bằng cách giữ gìn phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình cho dòng họ đền ơn đáp nghĩa là nét đẹp trong nhân cách của người Việt Nam nhỏ nhắc nhở mỗi chúng ta phải ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước để biết ơn và trân trọng quá khứ từ đó biết giữ gìn thành quả của ông cha âm chúng ta phải biết sống sao cho xứng với truyền thống đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang đậm tính nhân văn của dân tộc ta chúng ta phải phát huy những thành quả đó trong mai sau cùng với câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây để giáo dục con chó mình về lòng biết ơn ông cha ta còn có câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn hay ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi điều đó chứng tỏ ngay từ xa xưa ông cha ta rất trân trọng và đề cao được giáo dục lòng biết ơn Đồng thời qua câu câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học về lòng biết ơn là lời khuyên thấm thía về bài học làm người là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn một cách thiết thực nhất chăm học chăm làm phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi để sau này trở thành những công dân có ích đem kiến thức của mình đi xây dựng quê hương đất nước

     Chúc bạn học tốt 

    Cho mik 5* nha

     

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )