viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để làm rõ Suy ngẫm và cảm nhận của tác giả trong 2 khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy:

viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để làm rõ Suy ngẫm và cảm nhận của tác giả trong 2 khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

0 thoughts on “viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để làm rõ Suy ngẫm và cảm nhận của tác giả trong 2 khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy:”

  1. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.Cảm xúc “rưng rưng”: Tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song:

    “Trăng cứ tròn vành vạnh
    … Đủ cho ta giật mình”

    Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi.Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

    Reply
  2. 2 khổ thơ cuối diễn tả 1 sự chuyển biến tâm lý sâu sắc. Sự tròn đày của trăng làm dấy lên ở nhân vật chữ tình 1 nỗi xúc động rưng rưng. Gặp lại vầng trăng sau thời gian dài quên lãng, đối diện với vầng trăng, lập tức kí ức của người lính lại ùa về. Không gian gian gắn bó suốt từ tuổi thơ đến khi nhập ngũ lại bừng dạy như là đồng là bể -như là sông là rừng. Chuyển biến tâm lý dẫn đến sự chuyển biến nhận thức của nhân vật chữ tình. Đó là khoảnh khắc mà ánh trăng giúp người tự vấn, phán xét, soi lại lương tâm của mình mik. 

    Reply

Leave a Comment