Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
Answers ( )
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.