Share
Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân kể : ” Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, dung mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thú
Question
Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân kể :
” Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, dung mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân dung mạo đoạn trang, có một phong thái riêng”.
Em nhận xét sự khác nhau giữa Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du. Nêu dụng ý và sáng tạo của Nguyễn Du.
in progress
0
Tổng hợp
4 years
2020-12-30T18:23:56+00:00
2020-12-30T18:23:56+00:00 3 Answers
91 views
0
Answers ( )
* Sự khác nhau giữa Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du
– Ở Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân, miêu tả Thúy Kiều trước để dùng nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật Thúy Vân. Ở Truyện Kiều thì ngược lại, Thúy Kiều chính là nhân vật chính của bức tranh, được Nguyễn Du dụng sức khắc họa nhiều hơn, nổi bật hơn Thúy Vân
– Hơn thế, Kim Vân Kiều truyện mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ ngoài, ngoại hình của nhân vật Kiều. Truyện Kiều lại miêu tả cả tài năng, tấm lòng, tính cách của nàng, càng khiến nàng trở nên đẹp hơn, tài sắc vẹn toàn
-* Dụng ý
Nguyễn Du làm nổi bật vẻ đpẹ chân dung Thúy Kiều, thế nhưng qua đó hàm ý cả về số phận của từng nhân vật. Thúy Vân với cuộc sống êm đềm thì Kiều lại truân chuyên, lận đận, đau khổ
Phần 1: So sánh:
Phần 2: Dụng ý và sáng tạo của Nguyễn Du
Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt?! Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể- điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể.Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi.Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát- thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người,thân thuộc,giản dị..Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ.Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình.Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát.Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả. Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .
HỌC TỐT NHÉ BẠN!!!UwU
Mình chia làm hai phần cho dễ hiểu nhé! ^ ^
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo kim vân kiều truyện văn xuôi các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!