Share
trong khi đại dịch covid-19 đe dọa nhân loại khiến nhều nước phải lao đao thì VN được đánh giá là nước khống chế đại dịch toàn cầu tốt nhất .1 trong n
Question
trong khi đại dịch covid-19 đe dọa nhân loại khiến nhều nước phải lao đao thì VN được đánh giá là nước khống chế đại dịch toàn cầu tốt nhất .1 trong những đóng góp vào thành công ấy là tinh thần thương người như thể thương thân, hãy nêu ý nghĩa chứng minh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc chống đại dịch.Ko chép mạng
in progress
0
Môn Văn
3 years
2021-06-05T15:32:03+00:00
2021-06-05T15:32:03+00:00 2 Answers
27 views
0
Answers ( )
“Đeo khẩu trang là việc làm cần thiết, ai cũng phải đeo không chỉ vì dịch bệnh mà tôi nghĩ tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, ai cũng nên giữ thói quen này kể cả khi hết dịch.”chia sẻ của anh Vũ Huy Huân, 31 tuổi khi đưa người nhà vào nhập viện. Tại các cơ sở của bệnh viện, những người đã được sàng lọc sẽ được đóng dấu vào tay ở vị trí dễ nhận thấy giúp cán bộ nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi.
Tích cực triển khai công tác hướng dẫn, phân luồng những người đến bệnh viện, dán các poster, bảng biểu chỉ dẫn để thuận tiện quan sát.Tại các cơ sở của bệnh viện K, các biển bảng được đặt ngay ở vị trí cửa ra vào, phân luồng các hướng đi riêng cho người bệnh đến khám; người bệnh điều trị nội trú; cán bộ y tế, từ đó không có vị trí nào bị quá tải, tập trung đông người.
Bước vào các cơ sở của Bệnh viện, loa thông báo được phát ngay từ cửa cho đến từng khoa điều trị, giúp người bệnh luôn được lắng nghe, hướng dẫn được các khuyến cáo cần làm khi đến Bệnh viện.
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.
Sự vào cuộc quyết liệt
Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nước, khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới đã công bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Hiện nay dịch vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp, đây là một bệnh mới, chưa có sự hiểu biết đầy đủ khoa học về dịch bệnh như: Sự biến đổi của virut, độc lực, khả năng lây truyền, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, … do đó cộng đồng quốc tế vẫn còn có khó khăn trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu, vắc – xin phòng bệnh để đề ra các biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
Nước ta, trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm A(H1N1) năm 2009, ngay từ đầu khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, nước ta đã triển khai các biện pháp hết sức quyết liệt ngay từ rất sớm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào Việt Nam.
Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới trong công tác phòng chống COVID-19.
Trước tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng của dịch bệnh tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có lời kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung tay chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, đã mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế làm Phó trưởng ban, cùng các Bộ, Ban, ngành TW đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.
Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng, … ; đồng thời công tác chống dịch đã có được sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các Bộ liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc đáp ứng dịch COVID-19. Có thể nói rằng, chưa khi nào Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID, Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với tần suất cao như trong thời gian vừa qua.
Thành công ban đầu
Sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã bước đầu có những kết quả khả quan trong công tác phòng chống dịch, số người mắc và tử vong do COVID-19 của chúng ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Trong khi đó dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới liên tục gia tăng nhanh chóng mỗi ngày. Chúng ta đã có quãng thời gian dài hơn 3 tháng liền không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất thế giới trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.
Có thể nói, trong các hoạt động chống dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, đã triển khai cao hơn một bước so với thực tế cần thiết đáp ứng với dịch bệnh. Đặc biệt, các hoạt động chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng một lần nữa cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, sự điều hành hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước với Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh trọng điểm khác.
Cùng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua Bộ Y tế cũng luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành trong việc phòng chống các dịch bệnh lưu hành khác trong nước, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: Sốt xuất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn ở người, bệnh dại, … ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả về thanh toán, loại trừ một số bệnh đã đạt được trong những năm qua cũng như tiến tới loại trừ một số bệnh truyền nhiễm khác.
Các bác sĩ là những chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.
Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm nay, toàn ngành y tế cả nước đã rất nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hết sức mình trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của người dân.
Đóng góp vào các kết quả nêu trên, Đảng Bộ Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế tích cực tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và trực tiếp tham gia các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần vào sự thành công của quốc gia trong việc kiểm soát tốt dịch COVID-19.