* Về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: * “Để thể hiện một tâm trạng phức tạp, một nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn(nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ, buồn cho chính mình) của Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện”tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, tạo nên một đoạn thơ tuyệt bút, khắc họa hình tượng Thúy Kiều với thế giới nội tâm sâu thẳm và đầy bi kịch, trên một chặng đường của số phận nàng, qua đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của Kiều. Đoạn thơ cũng thể hiện cảm hứng nhân văn của tác giả.” * Buồn bã, xót xa và thắc thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ-họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bốn bức tứ bình liên hoàn tâm trạng:từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dùng giai điệu trầm-nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng lòng nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn. Kết đoạn thơ, hòa tấu phức điệu sóng biển-sóng lòng-sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh”. (Trần Đồng Minh…trong Tiếng nói tri âm,NXB Trẻ TP HCM,1994) *” … Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều”. (Đặng Thanh Lê) * Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm để Thúy Kiều viết một bài thơ như sau: Bên song nước suối thoảng mùi hoa Sương khói mung lung ngọn núi xa Gần biển, triều dâng bờ đá ướt Cách thành, buồm ngả bóng chiều tà Gió nâng vóc liễu trên từng gác Sóng giục người đi biệt đất nhà Việc cũ can chi mà nhỏ lệ? Đốt lò nhắp thử vị hương trà So sánh với cách viết của Nguyễn Du trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? * Các nhận định khác về Truyện Kiều * Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn…(Chế lan Viên) * Tiếng thơ ai động đất trời/Nghe như non nước vọng lời ngàn thu/ Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…(Tố Hữu) * Nguyễn Du vĩ đại vì Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa (Giáo sư Nguyễn Lộc) * Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…(Phạm Quỳnh) * Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc/Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên…Bỗng quý Kiều như đời dân tộc/Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường. * Mê gì như đánh tổ tôm/Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thúy Kiều (Tự Đức) * Ca ngợi Thúy Kiều:”Xét sau trước đủ trung trinh, tiết nghĩa” * Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đấy là căn nguyên của hai chữ đoạn trường.(Mộng Liên Đường chủ nhân) * Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa, ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng.(Phạm Quỳnh) * Cái đẹp ở ĐTTT, cái chất thơ bàng bạc trong Truyện Kiều cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải, nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phải nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng, thùy mị, khi tráng lệ, huy hoàng. (Hoài Thanh). * Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy trang, che dấu được. (Nguyễn Lộc). * Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội, đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ, đòi tự do yêu đương, tự do công lý. * Thúy Kiều- Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa (Chu Mạnh Trinh). * Chế Lan Viên đã viết về thời đại Nguyễn Du sống: “Cha ông ta từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời/Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa/Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời/Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ. Thời đại ấy được Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. * Trong đề từ tập ĐTTT, tiến sĩ Phạm Quý Thích viết: Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước/Lòng trinh không thẹn với Kim Lang/Đoạn trường mộng tỉnh duyên đà đứt/Bạc mệnh đàn ngưng hận vẫn vương… * Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy. (Nguyễn Đình Thi). * Một số câu hỏi về các trích đoạn Truyện Kiều: 1. So sánh hai bức chân dung miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều để thấy được tuy cả hai đều “mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ”. Từ đó,em nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. 2. Những từ ngữ “thua”, “nhường”, “ghen”, “hờn” đóng vai trò như thế nào trong việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. 3. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng khá nhiều văn liệu, thi liệu của Trung Quốc. Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân của ông “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là lấy ý từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa”. Em hãy phân tích, so sánh để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du. Tìm trong Truyện Kiều một vài ví dụ và phân tích so sánh để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du. 4. Thống kê những từ ghép là động từ, tính từ, danh từ trong đoạn thơ tả cảnh lễ hội mùa xuân. Dựa vào việc tìm hiểu nghĩa của các từ đó kết hợp với những hiểu biết và trí tưởng tưởng của em để viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh lễ hội mùa xuân. 5. Sắc thái biểu cảm của những từ “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”,”nao nao”, “nho nhỏ”? Tác dụng của các từ ngữ đó trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. 6. Những câu thơ nào trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích mang dáng dấp những lời độc thoại nội tâm? Những câu thơ ấy giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Thúy Kiều. 7. Cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Cảnh vật ấy giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Thúy Kiều? 8. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã viết về tám câu thơ kết đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:”Tám câu thơ mang một vẻ đẹp cổ điển hoàn hảo”. Hãy làm rõ ý kiến trên. 9. Dựa vào các trích đoạn Kiều đã học và đọc thêm về Truyện Kiều, hãy viết bài về các đề tài sau: – Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của Nguyễn Du – Nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình. – Vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều – Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. – Số phận và vẻ đẹp người phụ nữ trong Truyện Kiều – Nhân vật Thúy Kiều trong cảm nhận của em. 10. Bằng hiểu biết về Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, hãy làm sáng tỏ lời nhận xét của Nhữ Bá Sĩ:”Kì tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm” (Ngòi bút tài năng kì diệu của Thanh Hiên đã vượt xa Thanh Tâm”.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo những đoạn thơ hay trong truyện kiều các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!
Answers ( )
* Về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
* “Để thể hiện một tâm trạng phức tạp, một nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn(nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ, buồn cho chính mình) của Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện”tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, tạo nên một đoạn thơ tuyệt bút, khắc họa hình tượng Thúy Kiều với thế giới nội tâm sâu thẳm và đầy bi kịch, trên một chặng đường của số phận nàng, qua đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của Kiều. Đoạn thơ cũng thể hiện cảm hứng nhân văn của tác giả.”
* Buồn bã, xót xa và thắc thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ-họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bốn bức tứ bình liên hoàn tâm trạng:từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dùng giai điệu trầm-nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng lòng nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn. Kết đoạn thơ, hòa tấu phức điệu sóng biển-sóng lòng-sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh”.
(Trần Đồng Minh…trong Tiếng nói tri âm,NXB Trẻ TP HCM,1994)
*” … Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều”.
(Đặng Thanh Lê)
* Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm để Thúy Kiều viết một bài thơ như sau:
Bên song nước suối thoảng mùi hoa
Sương khói mung lung ngọn núi xa
Gần biển, triều dâng bờ đá ướt
Cách thành, buồm ngả bóng chiều tà
Gió nâng vóc liễu trên từng gác
Sóng giục người đi biệt đất nhà
Việc cũ can chi mà nhỏ lệ?
Đốt lò nhắp thử vị hương trà
So sánh với cách viết của Nguyễn Du trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
* Các nhận định khác về Truyện Kiều
* Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn…(Chế lan Viên)
* Tiếng thơ ai động đất trời/Nghe như non nước vọng lời ngàn thu/ Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…(Tố Hữu)
* Nguyễn Du vĩ đại vì Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa (Giáo sư Nguyễn Lộc)
* Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…(Phạm Quỳnh)
* Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc/Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên…Bỗng quý Kiều như đời dân tộc/Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.
* Mê gì như đánh tổ tôm/Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thúy Kiều (Tự Đức)
* Ca ngợi Thúy Kiều:”Xét sau trước đủ trung trinh, tiết nghĩa”
* Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đấy là căn nguyên của hai chữ đoạn trường.(Mộng Liên Đường chủ nhân)
* Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa, ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng.(Phạm Quỳnh)
* Cái đẹp ở ĐTTT, cái chất thơ bàng bạc trong Truyện Kiều cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải, nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phải nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng, thùy mị, khi tráng lệ, huy hoàng. (Hoài Thanh).
* Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy trang, che dấu được. (Nguyễn Lộc).
* Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội, đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ, đòi tự do yêu đương, tự do công lý.
* Thúy Kiều- Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa (Chu Mạnh Trinh).
* Chế Lan Viên đã viết về thời đại Nguyễn Du sống: “Cha ông ta từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời/Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa/Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời/Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.
Thời đại ấy được Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
* Trong đề từ tập ĐTTT, tiến sĩ Phạm Quý Thích viết: Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước/Lòng trinh không thẹn với Kim Lang/Đoạn trường mộng tỉnh duyên đà đứt/Bạc mệnh đàn ngưng hận vẫn vương…
* Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy. (Nguyễn Đình Thi).
* Một số câu hỏi về các trích đoạn Truyện Kiều:
1. So sánh hai bức chân dung miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều để thấy được tuy cả hai đều “mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ”. Từ đó,em nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
2. Những từ ngữ “thua”, “nhường”, “ghen”, “hờn” đóng vai trò như thế nào trong việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.
3. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng khá nhiều văn liệu, thi liệu của Trung Quốc. Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân của ông “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là lấy ý từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa”. Em hãy phân tích, so sánh để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du. Tìm trong Truyện Kiều một vài ví dụ và phân tích so sánh để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du.
4. Thống kê những từ ghép là động từ, tính từ, danh từ trong đoạn thơ tả cảnh lễ hội mùa xuân. Dựa vào việc tìm hiểu nghĩa của các từ đó kết hợp với những hiểu biết và trí tưởng tưởng của em để viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh lễ hội mùa xuân.
5. Sắc thái biểu cảm của những từ “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”,”nao nao”, “nho nhỏ”? Tác dụng của các từ ngữ đó trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
6. Những câu thơ nào trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích mang dáng dấp những lời độc thoại nội tâm? Những câu thơ ấy giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Thúy Kiều.
7. Cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Cảnh vật ấy giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Thúy Kiều?
8. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã viết về tám câu thơ kết đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:”Tám câu thơ mang một vẻ đẹp cổ điển hoàn hảo”. Hãy làm rõ ý kiến trên.
9. Dựa vào các trích đoạn Kiều đã học và đọc thêm về Truyện Kiều, hãy viết bài về các đề tài sau:
– Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của Nguyễn Du
– Nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình.
– Vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều
– Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
– Số phận và vẻ đẹp người phụ nữ trong Truyện Kiều
– Nhân vật Thúy Kiều trong cảm nhận của em.
10. Bằng hiểu biết về Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, hãy làm sáng tỏ lời nhận xét của Nhữ Bá Sĩ:”Kì tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm” (Ngòi bút tài năng kì diệu của Thanh Hiên đã vượt xa Thanh Tâm”.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo những đoạn thơ hay trong truyện kiều các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!