Thuyết minh giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ Thuyết minh giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và đoạn trích Tôi đi học

Question

Thuyết minh giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Thuyết minh giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và đoạn trích Tôi đi học

in progress 0
Vodka 4 years 2021-02-04T20:07:53+00:00 3 Answers 843 views 0

Answers ( )

    1
    2021-02-04T20:09:50+00:00

    Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

    Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)… ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)…

    Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

    -1
    2021-02-04T20:09:52+00:00

    Đề 1:

    A, MB

    – giới thiệu nhà văn Ngô Tất Tố: Trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Ngô Tất Tố chính là nhà văn hiện thực lỗi lạc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Đối tượng sáng tác của nhà văn thường là những người nông dân trước cách mạng. Ông không chỉ hiểu được nỗi thống khổ của những người nông dân mà còn khám phá được vẻ đẹp phẩm chất của họ. 

    + Sau cách mạng, nhà văn hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp

    + Sự nghiệp sáng tác của nhà văn: chủ yếu là tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)…  và các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)…

    – giới thiệu “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam những năm 30-45. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tướng sâu sắc.
    B, TB

    1, Nội dung

    a, Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng. Hoàn cảnh của nhà chị Dậu vô cùng đáng thương. Chị không chỉ phải dứt ruột bán con, bán chó để có thể đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng mà giờ đây chồng chị vẫn bị lôi ra đánh đập do khoản sưu của người em chồng đã chết chưa được đóng. Anh Dậu vừa được trả từ đình về, người đau ốm còn bị đánh đập. Chị Dậu được cho bát gạo nên tranh thủ nấu cháo cho chồng ăn. Đây là hoàn cảnh đặc trưng của người nông dân xưa. Đó là sự nghèo đói và thấp cổ bé họng, chịu sự áp bức của bọn quan lại phong kiến bằng đủ thứ sưu thuế.

    b, Thứ hai, đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được những vẻ đẹp trong tâm hồn của người nông dân, mà ở đây là chị Dậu. Chị là người có tình yêu thương chồng. Điều này được thể hiện qua hàng loạt cử chỉ chăm sóc chồng ân cần dịu dàng của chị. Thứ hai, ở chị Dậu ta còn thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt. Vì để bảo vệ chồng, chị đã vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng. Từ sự nhún nhường, cam chịu, chị Dậu đã đi đến tận cùng của sự chịu đựng và đau đớn, chị đã vùng lên làm điều mà người bình thường không bao giờ dám làm đó là đánh lại bọn có quyền chức. Chị chịu đựng, nhún nhường trước chúng cũng là vì chúng và giờ đây chị khẳng định “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” cũng như đánh lại chúng cũng là vì chồng.

    c, Cuối cùng, đoạn trích đã khắc họa được sự tàn ác của bọn tay sai phong kiến, ở đây là cai lệ. Hắn là kẻ thay chính quyền phong kiến địa phương làm việc với người dân. Từng cử chỉ và lời nói đều cho thấy sự hống hách đến tột cùng. Tóm lại, đoạn trích cho thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của ngòi bút nhà văn Ngô Tất Tố với ngòi bút hướng về người nông dân trước cách mạng

    2, Nghệ thuật:

    – Nghệ thuật xây dựng tình huống

    – Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

    C, KB

    BÀI LÀM:

    Trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Ngô Tất Tố chính là nhà văn hiện thực lỗi lạc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Đối tượng sáng tác của nhà văn thường là những người nông dân trước cách mạng. Ông không chỉ hiểu được nỗi thống khổ của những người nông dân mà còn khám phá được vẻ đẹp phẩm chất của họ. Sau cách mạng, nhà văn hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.  Sự nghiệp sáng tác của nhà văn: chủ yếu là tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)…  và các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)… “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam những năm 30-45. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tướng sâu sắc.

    Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng. Hoàn cảnh của nhà chị Dậu vô cùng đáng thương. Chị không chỉ phải dứt ruột bán con, bán chó để có thể đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng mà giờ đây chồng chị vẫn bị lôi ra đánh đập do khoản sưu của người em chồng đã chết chưa được đóng. Anh Dậu vừa được trả từ đình về, người đau ốm còn bị đánh đập. Chị Dậu được cho bát gạo nên tranh thủ nấu cháo cho chồng ăn. Đây là hoàn cảnh đặc trưng của người nông dân xưa. Đó là sự nghèo đói và thấp cổ bé họng, chịu sự áp bức của bọn quan lại phong kiến bằng đủ thứ sưu thuế. Thứ hai, đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được những vẻ đẹp trong tâm hồn của người nông dân, mà ở đây là chị Dậu. Chị là người có tình yêu thương chồng. Điều này được thể hiện qua hàng loạt cử chỉ chăm sóc chồng ân cần dịu dàng của chị. Thứ hai, ở chị Dậu ta còn thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt. Vì để bảo vệ chồng, chị đã vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng. Từ sự nhún nhường, cam chịu, chị Dậu đã đi đến tận cùng của sự chịu đựng và đau đớn, chị đã vùng lên làm điều mà người bình thường không bao giờ dám làm đó là đánh lại bọn có quyền chức. Chị chịu đựng, nhún nhường trước chúng cũng là vì chúng và giờ đây chị khẳng định “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” cũng như đánh lại chúng cũng là vì chồng. Cuối cùng, đoạn trích đã khắc họa được sự tàn ác của bọn tay sai phong kiến, ở đây là cai lệ. Hắn là kẻ thay chính quyền phong kiến địa phương làm việc với người dân. Từng cử chỉ và lời nói đều cho thấy sự hống hách đến tột cùng. Tóm lại, đoạn trích cho thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của ngòi bút nhà văn Ngô Tất Tố với ngòi bút hướng về người nông dân trước cách mạng

    Về nghệ thuật, người đọc có thể thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của tác giả. Tác giả đã xây dựng được tình huống mà mỗi nhân vật thể hiện được tính cách đặc trưng của mình.

    Tóm lại, truyện ngắn Tắt đèn nói chung và Tức nước vỡ bờ nói riêng đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn. Truyện không chỉ vạch trần bộ mặt thật của xã hội phong kiến mà còn thể hiện được sự thương cảm của mình với những người nông dân thấp cổ bé họng

    ***

    ĐỀ 2:

    A, MB

    – giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh: là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sự nghiệp văn chương của Thanh Tịnh bao gồm: viết văn, làm thơ và cộng tác với các bá. Những sáng tác của ông thường nghiêng về đời sống thường ngày.

    – Văn bản “Tôi đi học” in trong tập truyện ngắn Quê mẹ xuất bản năm 1941 của nhà văn Thanh Tịnh. Đây là truyện ngắn của những dòng hồi ức của tuổi thơ rất trong trẻo và xúc động, trong lần đầu đến trường, mang đậm phong cách sáng tác của Thanh Tịnh

    B, TB

    1, Nội dung:

    – Truyện kể lại theo lời nhân vật tôi, trong buổi đầu tiên đi học.

    – Mạch kể

    + Bằng những cảm xúc chân thành, trong sáng và từ ngữ giàu cảm xúc của mình, nhà văn đã bộc lộ những cảm xúc, hồi tưởng của mình về ngày đầu tiên đi học trong đại của mình. Năm nào cũng vậy, những chiếc lá rụng ngoài đường và những đám mây bàng bạc trên không báo hiệu một mùa thu tựu trường lại đến làm cho tác giả bồi hồi nhớ về những ngày xưa, ngày đầu tiên đi học trọng đại của mình.

    + Bằng giọng văn vô cùng trong trẻo, Thanh Tịnh truyền được cho người đọc những xúc cảm chân thực của ông về ngày trọng đại của mình như vậy. Những từ “náo nức, mơn man” bộc lộ được cảm xúc nghẹn ngào và thiêng liêng, xúc động của Thanh Tịnh về những ngày xưa cũ. Đó là những cảm giác trong sáng của những cậu bé, cô bé bắt đầu gánh vác trên vai sự nghiệp đi học, bước vào một ngưỡng cửa mới.

    + Tâm hồn của những cô bé, cậu bé ấy trong sáng và nảy nở, lâng lâng như hoa tươi trên bầu trời quang đãng. Một cảm xúc thật trong sáng và đẹp đẽ của những học trò nhỏ. Rồi từ mái trường, những học sinh sẽ được chắp cánh ước mơ để đi đến những chân trời mới. 

    + Tâm trạng: lo sợ, vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa 

    + Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động hồi hộp và run run

    + Trong lớp, nghĩ về lúc tan trường,….

    – Đây đều là những cảm xúc vô cùng hồn nhiên, trong trẻo của cậu bé lần đầu đi học, như chú chim non vừa muốn bay nhưng cũng còn sự ngập ngừng rụt rè trước thế giới mới.

    2, Nghệ thuật

    Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên

    C, KB

    BÀI LÀM

    Nhà văn Thanh Tịnh là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sự nghiệp văn chương của Thanh Tịnh bao gồm: viết văn, làm thơ và cộng tác với các bá. Những sáng tác của ông thường nghiêng về đời sống thường ngày. Văn bản “Tôi đi học” in trong tập truyện ngắn Quê mẹ xuất bản năm 1941 của nhà văn Thanh Tịnh. Đây là truyện ngắn của những dòng hồi ức của tuổi thơ rất trong trẻo và xúc động, trong lần đầu đến trường, mang đậm phong cách sáng tác của Thanh Tịnh

     Truyện kể lại theo lời nhân vật tôi, trong buổi đầu tiên đi học của mình. Mạch kể của truyện vô cùng tự nhiên. Bằng những cảm xúc chân thành, trong sáng và từ ngữ giàu cảm xúc của mình, nhà văn đã bộc lộ những cảm xúc, hồi tưởng của mình về ngày đầu tiên đi học trong đại của mình. Năm nào cũng vậy, những chiếc lá rụng ngoài đường và những đám mây bàng bạc trên không báo hiệu một mùa thu tựu trường lại đến làm cho tác giả bồi hồi nhớ về những ngày xưa, ngày đầu tiên đi học trọng đại của mình. Bằng giọng văn vô cùng trong trẻo, Thanh Tịnh truyền được cho người đọc những xúc cảm chân thực của ông về ngày trọng đại của mình như vậy. Những từ “náo nức, mơn man” bộc lộ được cảm xúc nghẹn ngào và thiêng liêng, xúc động của Thanh Tịnh về những ngày xưa cũ. Đó là những cảm giác trong sáng của những cậu bé, cô bé bắt đầu gánh vác trên vai sự nghiệp đi học, bước vào một ngưỡng cửa mới. Tâm hồn của những cô bé, cậu bé ấy trong sáng và nảy nở, lâng lâng như hoa tươi trên bầu trời quang đãng. Một cảm xúc thật trong sáng và đẹp đẽ của những học trò nhỏ. Rồi từ mái trường, những học sinh sẽ được chắp cánh ước mơ để đi đến những chân trời mới. Tâm trạng của nhân vật tôi là lo sợ, vẩn vơ. bỡ ngỡ và chỉ dám đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa. Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động hồi hộp và run run. Trong lớp, nhân vật tôi đã nghĩ về lúc tan trường và còn cảm thấy nhớ nhà biết bao. Đây đều là những cảm xúc vô cùng hồn nhiên, trong trẻo của cậu bé lần đầu đi học, như chú chim non vừa muốn bay nhưng cũng còn sự ngập ngừng rụt rè trước thế giới mới.

    Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên của tác giả đã góp phần thể hiện được mạch truyện tự nhiên, giàu cảm xúc. Đồng thời, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả cũng vô cùng tài tình và chân thực

    Tóm lại, truyện ngắn Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thanh Tịnh. Truyện ngắn mãi có giá trị trong lòng bạn đọc về ý nghĩa nhân văn mà nó mang đến về câu chuyện đi học lần đầu của tác giả.

    0
    2021-02-04T20:09:59+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo đọc truyện tức nước vỡ bờ các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )