THI THỔI XÔI NẤU CƠM “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ n

THI THỔI XÔI NẤU CƠM
“Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi ). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
Câu 1: Đoạn trích nói về vấn đề gì
Câu 2: Ý nghiã của cuộc thi với người dân nơi đây
Câu 3: Nêu cảm nghĩ của em về cuộc thi( trình bày đoạn văn ngắn)

0 thoughts on “THI THỔI XÔI NẤU CƠM “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ n”

  1. Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.

    Câu 2: Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.

    Câu 3: Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Chúc bạn học tốt, năm mới vui vẻ nhen^^

    Reply
  2. Câu 1: đoạn trích nói về cuộc thi thổi xôi nấu cơm ở Hạc Đỉnh. 

    Câu 2: Ý nghĩa của cuộc thi với người dân nơi đây: hoạt động văn hóa mang bản sắc quê hương. Thể hiện được sự trân trọng của những người dân nơi đây đối với hạt gạo dẻo thơm. Cho thấy cái khéo léo ,duyên dáng trong mỗi người con gsai.

    Câu 3:

    Cuôc thi thổi xôi nấu cơm là hoạt động văn hóa rất độc đáo. Nó đã và đang làm nhiệm vụ gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. Chính trong thời khắc buổi sớm bắt đầu cuộc thi, ta thêm hiểu về sự công phu trong khâu tổ chức. Có lẽ, mỗi cuộc thi mang theo hồn Việt ,văn hóa quê hương thì đều cần được trân trọng, nâng niu như thế. Hình ảnh những cô gái tham gia cuộc thi khéo léo làm ta thấy thêm yêu, thêm quý mến tài năng của họ. Thử thách ở phía trước là vô vàn nhưng không vì thế mà nét đẹp văn hóa ấy bị mai một. Những xôi, những cơm thơm ngon chính là phần thưởng cao quý nhất của người lao động. 

    Reply

Leave a Comment