Trong hành trình trưởng thành, đồng hành cùng mỗi người không chỉ là gia đình mà còn có cả những người bạn tốt. Mỗi người bạn lại để lại trong trái tim ta những kỉ niệm khác nhau. Có một người bạn mà em luôn nhớ mãi là Quỳnh. Nhớ về cô bạn thân ngày ấy bao kỉ niệm lại ùa về. Trong đó có một kỉ niệm em mãi mãi không bao giờ quên.
Chuyện xảy ra khi em học lớp ba. Đó là kỉ niệm về Quỳnh – người bạn ngồi cùng bàn với em. Em và Quỳnh chơi rất thân với nhau, luôn giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Gần cuối năm học năm ấy, em bị đau ruột thừa, nhập viện trong một thời gian dài nên phải nghỉ học hàng tuần liền không thể đến trường. Bài học trên lớp đều bỏ dở. Một hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho mẹ em bảo cần nhờ các bạn chép bài cho để khi quay lại học không bị bỡ ngỡ. Nhưng mẹ và em suy nghĩ một hồi cũng không biết phải nhờ ai. Em lo lắng trước kỳ thi sắp tới sau khi ra viện. Nhà em ở tận làng cách trường học rất xa, lại không gần nhà bạn nào trong lớp.
Bất ngờ, tối hôm ấy em thấy Quỳnh khoác áo mưa, lặn lội đạp xe đến bệnh viện. Thì ra bạn ấy chủ động nhận ghi chép bài cho em, muốn giúp đỡ em học tập. NhàQuỳnh ở khá xa nhà em nên mẹ em lo lắng hỏi:
– Cháu đi như vậy bố mẹ có biết không?
– Dạ, cháu xin phép bố mẹ rồi ạ. Bố mẹ cháu cũng đồng ý cho cháu giúp đỡ bạn-Quỳnh lễ phép thưa.
Sau đó, mẹ dặn hai đứa chúng em ở đây chờ mẹ một lát mẹ về lấy sách vở. Quỳnh hỏi thăm vết mổ của em rồi giảng lại cho em bài học sáng nay ở lớp. Em vẫn còn nhớ như in hình ảnh cô bạn bé nhỏ đi đi lại lại phòng bệnh hôm ấy, vừa đi vừa giảng bài, lưu loát như cô giáo giảng vậy. Suốt thời gian em nghỉ học nằm lại bệnh viện để theo dõi, ngày nào Quỳnh cũng đến với em. Có những hôm trời mưa to tầm tã, không ngại đường xa, Quỳnh vẫn nhờ bố mẹ đưa đến.
Mẹ em đi làm cả ngày, đồng thời phải chăm sóc đứa em gái mới vừa tròn hai tuổi nên rất vất vả. Có những ngày tối muộn mẹ mới vào viện với em. Quỳnh biết được điều đó, sợ em buồn nên ngày nào thấy mẹ tới muộn bạn ấy sẽ ngồi mãi ở đó, nói chuyện với em. Thời gian giúp đỡ em, cô bạn bỏ tham gia hết lớp học tiếng Anh, lớp học đàn piano mà mình yêu thích. Nhìn những dòng chữ ngay ngắn trong trang vở của mình, em thấy cảm động vô cùng. Nhờ có Quỳnh mà em có thể bắt kịp các bạn trong lớp, không gặp khó khăn khi quay lại học.
Mẹ em nói với em rằng:
– Quỳnh là một cô bé ngoan, một người bạn tốt. Con phải ghi nhớ những gì bạn ấy đã giúp đỡ mình.
Em hiểu lời dặn của mẹ, càng hiểu hơn tình cảm của cô bạn tốt bụng. Sau lần ấy, chúng em càng trở nên thân thiết với nhau hơn, luôn cố gắng cùng nhau học tập tiến bộ.
Cho đến tận hôm nay, em và Quỳnh vẫn là những người bạn tốt của nhau . Kỉ niệm ngày đó là một kỉ niệm đẹp khó quên đi về tình bạn của chúng em. Chúng em luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.
Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.
Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước vào giảng đường đại học. Minh cho biết, em đăng ký xét tuyển vào Khoa Công nghệ thông tin của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Còn Hiếu đăng ký xét tuyển vào học tại Trường đại học Y Hà Nội.Đứng trước ngưỡng cửa đại học, Hiếu và Minh sẽ không còn đi chung một con đường nữa, nhưng hành trình 10 năm đưa bạn đến trường sẽ mãi là câu chuyện đẹp của đôi bạn trẻ.Nguyễn Tất Minh chào đời không may mắn khi đôi chân và cánh tay phải bị dị tật bẩm sinh. Càng lớn, đôi chân và cánh tay càng co quắp lại. Nhiều năm liền, vợ chồng anh Nguyễn Tất Mây (bố của Minh) đưa con đi khám, chữa trị nhưng không thể chữa trị được.
Cũng vì mang trên mình dị tật, nên thân hình Minh có phần nhỏ con hơn so với sự phát triển của những bạn cùng trang lứa. Dù vậy, Minh vẫn quyết tâm đến trường, vượt qua mặc cảm bản thân.Năm Minh bước vào lớp 1, vợ chồng anh Mây dù làm nông nghiệp vất vả, nhưng ngày ngày vẫn đưa đón con đến trường. Đến năm Minh lên lớp 2, do làm nông nghiệp ở quê ngày càng khó khăn, thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống, vợ chồng anh Mây đành rời xa quê nhà đi làm thuê, buộc lòng để Minh ở nhà với bà nội.Nhà chỉ cách nhau khoảng hơn 100 m, thấy bạn ngày ngày được bà nội vất vả cõng đến lớp, Hiếu đã xin phép bố mẹ để được đưa đón Minh đến trường. Kể từ đó, ngày qua ngày, đều đặn mỗi sáng Hiếu lại xách cặp qua nhà cõng Minh đi hơn 1 km đến lớp cùng học, cùng chơi.Năm lên lớn 3, Hiếu đã tập chạy xe đạp, chở Minh đến lớp. Mỗi ngày, Minh đều nỗ lực học tập với sự tiếp sức của Hiếu. Đằng đẵng suốt 10 năm trời tiếp bước cho bạn đến trường, cùng nhau học tập và nay kết quả kỳ thi với số điểm cao là thành quả không gì ý nghĩa hơn của đôi bạn Hiếu – Minh.“Số phận em không may mắn, sinh ra bị dị tật không thể đi lại bằng đôi chân của mình. Nhưng em vô cùng may mắn khi cuộc đời này cho em người bạn như Hiếu. Dù không phải anh em, họ hàng thân quen gì, nhưng Hiếu đối với em như người thân vậy.Em không biết lấy gì đền đáp lại sự giúp đỡ của Hiếu. Em biết, Hiếu luôn mong muốn cả hai đạt được kết quả học tập tốt, để cùng bước vào trường đại học, giờ thì ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Em dặn lòng mình sẽ học tập thật tốt để không phụ công, phụ tấm lòng của một người bạn như Hiếu”, Minh nói.
Biết con đường phía trước, hai người sẽ không còn được cùng nhau chung bước, nhưng Hiếu vẫn mong muốn khi ra Hà Nội theo học đại học, sẽ được ở gần bạn để quan tâm, động viên nhau cùng cố gắng học tập.“Cả hai trường chúng em đăng ký chưa công bố kết quả xét tuyển, nhưng chúng em mong muốn khi ra Hà Nội học, không ở được cùng nhau thì cũng sẽ ở gần nhau để có điều kiện động viên nhau thường xuyên hơn. Minh là người cứng rắn, bạn ấy sẽ học tập tốt để không phụ lòng bố mẹ, thầy cô. Em cũng vậy, sẽ nỗ lực hết mình như 18 năm qua”, Hiếu nói.Nói về các học trò của mình, thầy Nguyễn Đình Tuấn, giáo viên chủ nhiệm 3 năm THPT của Hiếu và Minh, cho hay tình bạn của Hiếu – Minh là tình bạn rất đặc biệt, không dễ có trong bộn bề cuộc sống ngày nay.“Thầy cô, bạn bè khâm phục kết quả học tập của Hiếu và Minh bao nhiêu thì càng khâm phục tình bạn giữa các em bấy nhiêu. Dù cả hai gia đình đều làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn, nhưng suốt 3 năm học cấp 3, Hiếu và Minh đều là những học sinh giỏi của trường, nay các em lại đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Chúng tôi, những người thầy cảm thấy ấm lòng khi có những học sinh như vậy. Mong sao con đường phía trước của các em sẽ bớt khó khăn, vất vả hơn”, thầy Tuấn nói.
Dù sắp tới trên đường đời những bước chân của Hiếu không còn bên cạnh Minh, nhưng tin chắc tình cảm của đôi bạn này không bao giờ thay đổi
Answers ( )
Trong hành trình trưởng thành, đồng hành cùng mỗi người không chỉ là gia đình mà còn có cả những người bạn tốt. Mỗi người bạn lại để lại trong trái tim ta những kỉ niệm khác nhau. Có một người bạn mà em luôn nhớ mãi là Quỳnh. Nhớ về cô bạn thân ngày ấy bao kỉ niệm lại ùa về. Trong đó có một kỉ niệm em mãi mãi không bao giờ quên.
Chuyện xảy ra khi em học lớp ba. Đó là kỉ niệm về Quỳnh – người bạn ngồi cùng bàn với em. Em và Quỳnh chơi rất thân với nhau, luôn giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Gần cuối năm học năm ấy, em bị đau ruột thừa, nhập viện trong một thời gian dài nên phải nghỉ học hàng tuần liền không thể đến trường. Bài học trên lớp đều bỏ dở. Một hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho mẹ em bảo cần nhờ các bạn chép bài cho để khi quay lại học không bị bỡ ngỡ. Nhưng mẹ và em suy nghĩ một hồi cũng không biết phải nhờ ai. Em lo lắng trước kỳ thi sắp tới sau khi ra viện. Nhà em ở tận làng cách trường học rất xa, lại không gần nhà bạn nào trong lớp.
Bất ngờ, tối hôm ấy em thấy Quỳnh khoác áo mưa, lặn lội đạp xe đến bệnh viện. Thì ra bạn ấy chủ động nhận ghi chép bài cho em, muốn giúp đỡ em học tập. NhàQuỳnh ở khá xa nhà em nên mẹ em lo lắng hỏi:
– Cháu đi như vậy bố mẹ có biết không?
– Dạ, cháu xin phép bố mẹ rồi ạ. Bố mẹ cháu cũng đồng ý cho cháu giúp đỡ bạn-Quỳnh lễ phép thưa.
Sau đó, mẹ dặn hai đứa chúng em ở đây chờ mẹ một lát mẹ về lấy sách vở. Quỳnh hỏi thăm vết mổ của em rồi giảng lại cho em bài học sáng nay ở lớp. Em vẫn còn nhớ như in hình ảnh cô bạn bé nhỏ đi đi lại lại phòng bệnh hôm ấy, vừa đi vừa giảng bài, lưu loát như cô giáo giảng vậy. Suốt thời gian em nghỉ học nằm lại bệnh viện để theo dõi, ngày nào Quỳnh cũng đến với em. Có những hôm trời mưa to tầm tã, không ngại đường xa, Quỳnh vẫn nhờ bố mẹ đưa đến.
Mẹ em đi làm cả ngày, đồng thời phải chăm sóc đứa em gái mới vừa tròn hai tuổi nên rất vất vả. Có những ngày tối muộn mẹ mới vào viện với em. Quỳnh biết được điều đó, sợ em buồn nên ngày nào thấy mẹ tới muộn bạn ấy sẽ ngồi mãi ở đó, nói chuyện với em. Thời gian giúp đỡ em, cô bạn bỏ tham gia hết lớp học tiếng Anh, lớp học đàn piano mà mình yêu thích. Nhìn những dòng chữ ngay ngắn trong trang vở của mình, em thấy cảm động vô cùng. Nhờ có Quỳnh mà em có thể bắt kịp các bạn trong lớp, không gặp khó khăn khi quay lại học.
Mẹ em nói với em rằng:
– Quỳnh là một cô bé ngoan, một người bạn tốt. Con phải ghi nhớ những gì bạn ấy đã giúp đỡ mình.
Em hiểu lời dặn của mẹ, càng hiểu hơn tình cảm của cô bạn tốt bụng. Sau lần ấy, chúng em càng trở nên thân thiết với nhau hơn, luôn cố gắng cùng nhau học tập tiến bộ.
Cho đến tận hôm nay, em và Quỳnh vẫn là những người bạn tốt của nhau . Kỉ niệm ngày đó là một kỉ niệm đẹp khó quên đi về tình bạn của chúng em. Chúng em luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.
~Goodluck~
@Jack
Câu chuyện : 10 năm cõng bạn đi học
Bài làm
Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.
Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước vào giảng đường đại học. Minh cho biết, em đăng ký xét tuyển vào Khoa Công nghệ thông tin của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Còn Hiếu đăng ký xét tuyển vào học tại Trường đại học Y Hà Nội.Đứng trước ngưỡng cửa đại học, Hiếu và Minh sẽ không còn đi chung một con đường nữa, nhưng hành trình 10 năm đưa bạn đến trường sẽ mãi là câu chuyện đẹp của đôi bạn trẻ.Nguyễn Tất Minh chào đời không may mắn khi đôi chân và cánh tay phải bị dị tật bẩm sinh. Càng lớn, đôi chân và cánh tay càng co quắp lại. Nhiều năm liền, vợ chồng anh Nguyễn Tất Mây (bố của Minh) đưa con đi khám, chữa trị nhưng không thể chữa trị được.
Cũng vì mang trên mình dị tật, nên thân hình Minh có phần nhỏ con hơn so với sự phát triển của những bạn cùng trang lứa. Dù vậy, Minh vẫn quyết tâm đến trường, vượt qua mặc cảm bản thân.Năm Minh bước vào lớp 1, vợ chồng anh Mây dù làm nông nghiệp vất vả, nhưng ngày ngày vẫn đưa đón con đến trường. Đến năm Minh lên lớp 2, do làm nông nghiệp ở quê ngày càng khó khăn, thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống, vợ chồng anh Mây đành rời xa quê nhà đi làm thuê, buộc lòng để Minh ở nhà với bà nội.Nhà chỉ cách nhau khoảng hơn 100 m, thấy bạn ngày ngày được bà nội vất vả cõng đến lớp, Hiếu đã xin phép bố mẹ để được đưa đón Minh đến trường. Kể từ đó, ngày qua ngày, đều đặn mỗi sáng Hiếu lại xách cặp qua nhà cõng Minh đi hơn 1 km đến lớp cùng học, cùng chơi.Năm lên lớn 3, Hiếu đã tập chạy xe đạp, chở Minh đến lớp. Mỗi ngày, Minh đều nỗ lực học tập với sự tiếp sức của Hiếu. Đằng đẵng suốt 10 năm trời tiếp bước cho bạn đến trường, cùng nhau học tập và nay kết quả kỳ thi với số điểm cao là thành quả không gì ý nghĩa hơn của đôi bạn Hiếu – Minh.“Số phận em không may mắn, sinh ra bị dị tật không thể đi lại bằng đôi chân của mình. Nhưng em vô cùng may mắn khi cuộc đời này cho em người bạn như Hiếu. Dù không phải anh em, họ hàng thân quen gì, nhưng Hiếu đối với em như người thân vậy.Em không biết lấy gì đền đáp lại sự giúp đỡ của Hiếu. Em biết, Hiếu luôn mong muốn cả hai đạt được kết quả học tập tốt, để cùng bước vào trường đại học, giờ thì ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Em dặn lòng mình sẽ học tập thật tốt để không phụ công, phụ tấm lòng của một người bạn như Hiếu”, Minh nói.
Biết con đường phía trước, hai người sẽ không còn được cùng nhau chung bước, nhưng Hiếu vẫn mong muốn khi ra Hà Nội theo học đại học, sẽ được ở gần bạn để quan tâm, động viên nhau cùng cố gắng học tập.“Cả hai trường chúng em đăng ký chưa công bố kết quả xét tuyển, nhưng chúng em mong muốn khi ra Hà Nội học, không ở được cùng nhau thì cũng sẽ ở gần nhau để có điều kiện động viên nhau thường xuyên hơn. Minh là người cứng rắn, bạn ấy sẽ học tập tốt để không phụ lòng bố mẹ, thầy cô. Em cũng vậy, sẽ nỗ lực hết mình như 18 năm qua”, Hiếu nói.Nói về các học trò của mình, thầy Nguyễn Đình Tuấn, giáo viên chủ nhiệm 3 năm THPT của Hiếu và Minh, cho hay tình bạn của Hiếu – Minh là tình bạn rất đặc biệt, không dễ có trong bộn bề cuộc sống ngày nay.“Thầy cô, bạn bè khâm phục kết quả học tập của Hiếu và Minh bao nhiêu thì càng khâm phục tình bạn giữa các em bấy nhiêu. Dù cả hai gia đình đều làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn, nhưng suốt 3 năm học cấp 3, Hiếu và Minh đều là những học sinh giỏi của trường, nay các em lại đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Chúng tôi, những người thầy cảm thấy ấm lòng khi có những học sinh như vậy. Mong sao con đường phía trước của các em sẽ bớt khó khăn, vất vả hơn”, thầy Tuấn nói.
Dù sắp tới trên đường đời những bước chân của Hiếu không còn bên cạnh Minh, nhưng tin chắc tình cảm của đôi bạn này không bao giờ thay đổi