Share
Tập làm văn – Ôn tập văn chứng minh đề : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Tìm hỉu đề , tìm ý – Lập dàn bài – Viết bài Giúp mình vớiiiii
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
+Kiểu bài: Chứng minh
+Yêu cầu: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng 1 câu tục ngữ và yêu cầu chúng ta chứng minh câu tục ngữ đó
+Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Đó là 1 đạo lí tốt đẹp của người VN.
+Cách lập luận: đưa ra lí lẽ, dẫn chứng
2.Lập dàn ý:
MB: Giới thiêu về câu tục ngữ và nêu giá rị của nó
TB:
-Giải thích câu tục ngữ:
+Nghĩa đen:khi ăn một quả ngon thì phải nhớ tới người trồng nó
+Nghĩa bóng: khuyên chúng ta biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
-Chứng minh câu tục ngữ:
Đưa ra các dẫn chứng:
*Trong thực tế:
+Ngày giỗ tổ Hùng Vương
+Ngày 20/11
+Ngày 22/12, ngày 27/7…
+Nhà nào cúng có bàn thờ tổ tiên
+Đi đến đâu cũng thấy chùa
*Trong văn chương: trong các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn đều ngợi ca những tấm gương tiêu biểu. Cụ thể nhất đó là Bác Hồ, các chiến sĩ…
KB: Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, liên hệ bản thân
3.Viết bài
Bạn tham khảo bài này nhé, mik tự viết!
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
Vạn vật sinh ra đều có cội nguồn của nó. Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đúc kết được hai câu ca dao để giáo dục con cháu về lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. “Ăn quả” là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; “kẻ trồng cây” là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; “nhớ” là hành động biết ơn. Vậy xét về nghĩa đen,“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là khi con người được thưởng thức những loại quả thơm ngon, hãy biết nhớ đến người đã trồng cây, vất vả chăm sóc để cây ra trái ngọt. Xét về nghĩa bóng“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học đạo đức : người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó, biết ơn cội nguồn của nó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát.
Từ xưa cho đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn nhớ tới cội nguồn, luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả, những niềm vui trong cuộc sống. Cho đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa thường ngày.
Trong thực tế, ta có thể thấy, nhà nhà đều có bàn thờ tổ tiên, khắp mọi nơi trên đất nước, nơi nào cũng có đèn miếu. Đó là biểu hiện của tấm lòng biết ơn, luôn nhớ đến cội nguồn. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống này đã đi vào ca dao Việt Nam:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.”
Mục đích của lễ hội là tưởng nhớ đến các vị vua Hùng thời xưa đã có công dựng nước và giữ nước. Dù tình hình dịch bệnh vô cùng căng thẳng nhưng việc cúng giỗ vẫn được diễn ra rất an toàn và chu đáo. Điều đó cho thấy rõ lòng biết ơn của nhân dân ta với 18 vị vua Hùng.
Để tưởng nhớ đến những vị anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn ra đi và những thương bịnh bị tổn hại về thể xác, nhà nước đã lấy ngày 27/7 làm ngày thương binh liệt sĩ, 22/12 là ngày quân đội nhân dân.
Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Chúng ta phải thầm biết ơn cũng như phải cảm ơn cha mẹ vì đã cho bạn có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ luôn là người yêu thương chúng ta vô điều kiện đã nuôi nấng chúng ta lên người. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống!
Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20/11- ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Câu tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20/11 hằng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô.
Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,… hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử.
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Và em, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những công dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong đạo lí sống của người Việt Nam.
Trả lời:
– Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề cần nghị luận: Nghĩa đen: Ăn quả ngon, quả ngọt thì phải nhớ và biết ơn người trồng cây
Nghĩa bóng: Khi ta hưởng thụ được thành quả phải nhớ ơn người đã giúp ta hưởng được những thành quả đó
+ Đối tượng phạm vi nghị luận: Đời sống con người
+ Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định
– Tìm ý:
+ Nghệ thuật
Nhịp 2/4
Ẩn dụ: ăn quả → hưởng thụ thành quả
trồng cây → tạo ra thành quả
+ Nghĩa đen: Mỗi khi ăn quả ngọt ngon phải nhớ đến công lao người trồng, chăm sóc cây
+ Nghĩa bóng: Khi hưởng thụ thành quả phải nhớ công lao người đã tạo nên thành quả
– Dàn bài:
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh, câu văn chủ đề
+ Thân bài:
Luận điểm 1: Phân tích, giải thích câu ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Luận điểm 2: Chứng minh cho câu tục ngữ, đưa ra ví dụ thực tiễn
Luận điểm 3: Phản biện: Phê phán những kẻ đi theo nghịch đạo lí
+ Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề
– Viết bài: (bạn dựa theo những dàn ý trên mà viết nhé!)
~HỌC TỐT~
@su