Tác dụng của câu hỏi có ích là gì ???. Ví dụ nêu tác dụng của câu nói : “Cái khó nó ló cái khôn” là gì ??. Câu trả lời là : Tác dụng của câu nói trên

Question

Tác dụng của câu hỏi có ích là gì ???. Ví dụ nêu tác dụng của câu nói : “Cái khó nó ló cái khôn” là gì ??. Câu trả lời là : Tác dụng của câu nói trên sẽ kích thích lao động là sáng tạo, mà sáng tạo mãi mãi thì sẽ thành sáng tạo vô hạn dẫn đến con người chúng ta khai phá và chinh phục được kiến thức vô tận của vũ trụ đấy ạ !!!.
Tôi nói thế có đúng không ạ ???.
Xin cảm ơn !!!.

in progress 0
Vân Khánh 4 years 2021-02-14T01:50:17+00:00 3 Answers 16 views 0

Answers ( )

    0
    2021-02-14T01:52:12+00:00

    a. Chức năng hỏi của câu nghi vấn

    Câu nghi vấn là một dạng nằm trong câu hỏi nên chức năng chính của nó là dùng để hỏi, thể hiện một nghi ngờ không chắc chắn cần xác định lại.

    Ví dụ: Bác ăn cơm rồi à?

    Bạn viết bài này chăng?

    b. Chức năng cầu khiến trong câu nghi vấn

    Ngoài chức năng để hỏi thì câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, yêu cầu thực hiện một việc nào đó. Chức năng này rất khó nhận ra, vì vậy phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để gọi tên chức năng cho đúng.

    Ví dụ: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”

    (Ngô Tất Tố)

    Câu nghi vấn “Còn sống đấy à?” có chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi với mục đích xem nhân vật anh nông dân chết chưa mà “Ông” muốn anh ta nộp sưu.

    c. Chức năng khẳng định:

    Câu nghi vấn khẳng định một sự việc sẽ xảy ra.

    Ví dụ: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”

    (Ngô Tất Tố)

    Câu nghi vấn “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” thể hiện việc chị Dậu khẳng định mình không dám trốn thuế và sẽ trả thuế.

    d. Chức năng phủ định

    Câu nghi vấn có chức năng phủ định dùng để loại bỏ, bác bỏ ý kiến được nêu ra.

    Ví dụ: “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?”

    (Nam Cao)

    Hình thức nghi vấn “Ai mà chả phải buồn” có chức năng phủ định.

    e. Chức năng bộc lộ cảm xúc

    Đây là chức năng phổ biến nhất được dùng trong các sáng tác thơ văn nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả, có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận hay tiếc nuối, xót xa.

    Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

    (Nguyên Hồng)

    Trích trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, hàng loạt câu hỏi nghi vấn được đặt ra bày tỏ tâm tư tình cảm của tác giả “Sao mẹ đi lâu thế?” “Mẹ xa con, mẹ có biết không”. Những câu nghi vấn được đặt ra là nỗi lòng chất chứa người con mang trong mình nỗi nhớ mẹ đau đáu và tha thiết. Một đứa trẻ chắc phải đau khổ lắm thì mới có thể thốt lên được những câu hỏi chứa đựng cảm xúc khiến cõi lòng tan nát đến vậy.

    Bạn nói đúng đấy !!!

    0
    2021-02-14T01:52:17+00:00

    có hợp lí đấy

    -Tác dụng câu hỏi là: Đặt nhiều câu hỏi giúp tăng khả năng học tập và cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân.

    -Bạn nói thế là đúng

  1. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo ich là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )