Share
<>
— Viết thành văn bản hoặc gửi ảnh (ưu tiên viết thành văn bản)–
*NHANH, HAY, KHÔNG SAO CHÉP=>CTLHN+5
Question
Answers ( )
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- CÁC THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
Đọc các câu sau đây ( trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyến Quang Sáng) và trả lời các câu hỏi
a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
1. Những từ ngữ in đậm trong các câu trên (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
2.Nếu không có các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Trả lời:
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
a. chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
b.Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.
2. Khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
II- THÀNH PHẦN CẢM THÁN
Đọc các câu sau đây chú ý từ in đậm và trả lời câu hỏi:
a.Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
b. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
2. Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi
3.Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
Trả lời:
1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở dây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.
2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
3. Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình
III. Ghi nhớ
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
Hướng dẫn giải:
Câu 2: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Hướng dẫn giải:
Sắp xếp:
dường như, hình như, có vẻ như/ có lẽ /chắc là /chắc hẳn/ chắc chắn
Câu 3: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với những từ nào người nói chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin tưởng của sự việc nói ra, với những từ nào trách nghiệm cao nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc?
Hướng dẫn giải:
Câu 4: trang 19 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái
Hướng dẫn giải:
Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Nguyễn Du đã thể hiện những giá trị hiện thực xã hội đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo bênh vực, xót thương cho những con người tài hoa bất hạnh như Thúy Kiều.
Soạn văn:
I
1.
Từ ngữ thể hiện thái độ của người nói:
– Chắc: thể hiện tin cậy cao
– Có lẽ: thể hiện tin cậy nhưng thấp hơn so với từ “chắc”
2.
Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi
II. Thành phần cảm thán
Các từ ngữ Ô, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói
1. Nhờ những thành phần tiếp theo mà ta hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu
2. Từ ngữ in đậm để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận, hờn…)
Luyện tập
Bài 1
– Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)
– Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)
Bài 2
Mức độ tin cậy tăng dần:
Dường như/ có vẻ như/ hình như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn
Bài 3
–Chắc chắn: Độ tin cậy cao nhất
– Hình như: độ tin cậy
– Tác giả dùng từ “chắc” vì nó đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là phỏng đoán, diễn ra theo hai khả năng: theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, do thời gian sự thay đổi chưa biết được gì.
Bài 4
Văn nghệ là tiếng nói từ tâm hồn, tình cảm của con người, có lẽ vậy, người ta tìm đến văn nghệ với nhiều mục đích khác nhau. Với tôi, tới các tác phẩm văn nghệ để khám phá cái đẹp của cuộc sống, trải nghiệm cảm xúc, từ các tác phẩm đó, tôi thấy nhiều góc nhìn, nhiều thế giới muôn màu, muôn vẻ cùng song song tồn tại. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, mình tìm đọc lại tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, những điều trước kia tôi hiểu không còn nằm ở đó nguyên vẹn, suy nghĩ của tôi thay đổi, góc nhìn của tôi thay đổi. Tôi nhìn thấy những điều mới mẻ hơn, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần như trước. Chắc hẳn, vốn sống, trải nghiệm đã giúp tôi cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
Khang Minhứt