Soạn cho mi bài ” Nguyên Tiêu” Sgk ngữ văn 7 Ko copyy mạng nha !

Question

Soạn cho mi bài ” Nguyên Tiêu” Sgk ngữ văn 7
Ko copyy mạng nha !

in progress 0
MichaelMet 3 years 2021-07-24T20:49:03+00:00 2 Answers 7 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-24T20:50:22+00:00

    * Bố cục

    Cảnh khuya

    – Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

    – Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

    Rằm tháng riêng

    – Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn

    – Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.

    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4. Với Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4); còn Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

    Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung, gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.

    Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       – Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.

       – Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.

    Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

        Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.

       – Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần.

    Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.

    Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.

    Câu 7* (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       – Trăng trong Cảnh khuya : cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

       – Trăng trong Rằm tháng giêng : là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.

    Luyện tập

    Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

       Một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc thiên nhiên :

       – Trong tù không rượu cũng không hoa

       Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

       Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

       Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

             (Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)

       – Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

       Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

             (Chiều tối – Nhật kí trong tù)

    0
    2021-07-24T20:50:52+00:00

    Bố cục

    a. Cảnh khuya

    – Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

    – Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

    b. Rằm tháng riêng

    – Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn

    – Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng

    Nội dung bài

    – Hai bài thơ miêu tả cảnh cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế nhạy cảm lòng yêu đất nước sâu nặng và phong thái ung dung, tự tại của Bác.

    – Hai bài thơ có hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên

    Câu 1 

    – Hai bài thơ đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

    – Đặc điểm:

       + Số câu, số chữ: Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

       + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4 Cảnh khuya: xa – hoa – nhà, rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

    – Ngắt nhịp:

       + Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

       + Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

    Câu 2

    – Âm thanh: Tiếng suối trong trẻo vang xa gợi thời gian đêm khuya, không gian thoáng đãng, tĩnh lặng

    – Cách so sánh: Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

    – Hình ảnh: Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ gợi nên cảnh chập chùng, huyền ảo của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa.

    → Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

    Câu 3 

    – Tâm trạng tác giả trong hai câu thơ cuối:

    – Rung động niềm say mê trước vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc

    – Thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh dân tộc

    ⇒ Hai nét tâm trạng hai con người: người thi sĩ và chiến sĩ thống nhất trong tâm hồn Bác

    – Trong hai câu thơ cuối có sử dụng điệp ngữ chưa ngủ

    – Tác dụng

    – Tạo nhịp điệu cho câu thơ

    – điệp ngữ như tấm bản lề mở ra hai phía tâm trạng của cùng một con người: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo việc nước

    Câu 4:

    – Hai câu thơ đầu vẽ ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.

    – Cách miêu tả không gian: chú ý đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét

       * Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai: có ba từ xuân được lặp đi lặp lại

    – Tác dụng:

       + Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật

       + Tạo cảm trạng thái chuyển động lớn dần của cảnh vật

    Câu 5 ko bt lam 

    Câu 6 

    – Bác có một tâm hồn đậm chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

    – Phong thái lạc quan, ung dung tự tại

    Câu 7 

    Nhận xét về nét riêng của cảnh trăng trong hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu

    – Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp một đêm trăng trong rừng với tiếng suối trong trẻo như tiếng hát xa, cảnh vật lộng lẫy với trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    – Cảnh trăng trong Rằm tháng riêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la, trăng mang không khí, hương vị mùa xuân

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )