phát biểu suy nghĩ của em về tình thầy trò trong xã hội ngày nay bằng một bài văn ngắn

phát biểu suy nghĩ của em về tình thầy trò trong xã hội ngày nay bằng một bài văn ngắn

0 thoughts on “phát biểu suy nghĩ của em về tình thầy trò trong xã hội ngày nay bằng một bài văn ngắn”

  1. Dạo gần đây, người ta thường lo ngại về sự thoái hóa của đạo đức, trong đó có sự thoái hóa trong giáo dục.Nhân ngày 20/11, xin có vài suy nghĩ về tình thầy trò thời hiện đại.Thật ra, thời nào thì tình thầy – trò cũng gắn bó, chỉ khác nhau ở cách thể hiện tình cảm đó mà thôi.Quan hệ thầy – trò với truyền thống “tôn sư trọng đạo” luôn là một trong những mối quan hệ được tôn kính trong xã hội, bởi nó thể hiện được nhiều nét đẹp văn hóa đáng được gìn giữ và tôn kính.Không nhiều nước trên thế giới có “ngày của thầy cô” để người học tỏ lòng biết ơn đến người dạy.Điều đó minh chứng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và coi trọng vị thế của người thầy ở xã hội Việt Nam hiện đại.
           Trong quan niệm phương tây, người thầy chỉ là người chuyển tải kiến thức.Nhưng vị thế người thầy trong tâm tưởng của người Việt luôn cao quý.Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn dạy về đạo làm người.Có thể nói, truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta về cả tư tưởng, tình cảm, về đạo đức đều tập trung ở thầy giáo.
           Ở mỗi giai đoạn, mối quan hệ thầy – trò sẽ có những cách thể hiện khác nhau.Chính vì vậy, sẽ là khập khiễng khi chúng ta so sánh mối quan hệ thầy – trò xưa và nay.Tại mỗi thời điểm, chúng ta sẽ nhìn thấy mặt nào nhiều hơn và mối quan hệ đó sẽ được thay đổi theo chiều hướng như thế nào. Trong xã hội ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng trở nên phức tạp, nhất là với thời đại công nghệ số,khi mà mạng xã hội đang lan tỏa đến từng vùng miền, từng làng quê, từng gia đình.
           Chỉ chừng mươi năm trở lại đây, hoạt động dạy – học của thầy và trò đã có những thay đổi chóng mặt.Khi internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, người thầy đóng vai trò trợ giúp và hướng dẫn học sinh cách tiếp cận nguồn tri thức.Internet đã thay đổi những thói quen, phương pháp học tập truyền thống trong quản lý và giảng dạy.Sinh viên tiếp cận bài giảng thông qua các phương tiện hiện đại như máy chiếu, qua phần mềm giảng dạy, email v.v. thay vì cách học đọc – chép truyền thống. Sinh viên “dân chủ” hơn, chủ động, tự do hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, tri thức, đồng thời phản hồi lại những tri thức mà mình học được cho thầy cô, nhờ đó có thể tăng cường khả năng phản biện, phát triển tư duy độc lập và nâng cao tính sáng tạo ở mỗi người. Mối quan hệ mở trên mạng xã hội cũng giúp thầy – trò gần gũi hơn, cho phép trò thể hiện thái độ, tình cảm với thầy dễ dàng hơn; còn người giáo viên cũng trở nên gần gũi, thân thiện hơn trong mắt sinh viên. Tất nhiên không thể phủ nhận hiệu quả của việc tương tác qua mạng xã hội giữa thầy và trò đã đem lại.Nhưng cũng không hiếm trường hợp nhiều sinh viên không biết “điểm dừng”, giới hạn trong quan hệ thầy – trò, dẫn đến tình trạng tự do quá trớn.  Ở đây chúng ta phải hiểu rằng, sinh viên ngày càng “dân chủ”, “tự do” trong học tập, trong mối quan hệ thầy – trò không có nghĩa là bỏ đi lễ nghĩa của trò dành cho thầy. Trong quan hệ thầy – trò chính là sự kính trọng và tôn trọng lẫn nhau.
           Mặt khác, hiện nay, với tốc độ lan truyền chóng mặt và sự ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đang tạo ra một sức ép vô hình với những người đứng trên bục giảng.Dù không có ý so sánh, nhưng thực tế xã hội hiện nay dường như có cái nhìn khắt khe hơn đối với các nhà giáo và người giáo viên cũng chịu nhiều sức ép từ xã hội. Nếu trước kia một số thầy cô xem hình phạt với học trò là cách để giúp các em tiến bộ thì bây giờ, hành động đó sẽ là đề tài nóng để dư luận bàn tán. Có quá nhiều phương tiện truyền thông giám sát hoạt động dạy học của thầy và trò. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có camera, hay một chiếc máy ghi âm, một sai sót nhỏ của người giáo viên sẽ trở thành đề tài để những “anh hùng bàn phím” chê trách, gây áp lực không ít cho những người giáo viên chân chính khi đứng trên bục giảng. Chưa thể phân định kẻ đúng người sai trong câu chuyện ấy, nhưng chắc chắn tâm lý, uy tín thầy, cô trong những vụ việc như thế này sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
           Một quy luật tất yếu là quan hệ thầy – trò sẽ thay đổi khi xã hội và nền giáo dục chúng ta đang thay đổi theo từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng hơi thở. Nhưng dù xã hội có phát triển đến đâu, thì trong tâm tưởng của người Việt, “tôn sư trọng đạo” vẫn luôn là nền tảng của mọi giá trị đạo đức.Vai trò, vị trí của người thầy vẫn luônđược xã hội kính trọng, quý mến. Nghề giáo, trong tâm tưởng của người Việt, vẫn  luôn được coi nghề cao quý nhất. Sứ mệnh trồng người cao quý sẽ luôn đi đôi với trách nhiệm nặng nề.Bởi vì “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” (chủ tịch Hồ Chí Minh).
           Lại một mùa Hiến chương lại về, vẫn ở trên mạng xã hội, lại thấy nhiều câu chuyện nhân văn và hình ảnh đẹp về tình thầy trò được cư dân mạng chia sẻ.Đó là những ngọn gió mát lành giúp ta có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp phía sau cổng trường./.

    Reply
  2. Em tham khảo dàn bài dưới đây để viết bài nhé.

    MB : – Giới thiệu về tình thày trò trong xã hội ngày nay.

    Tb : – Giải thích: Tình thầy trò là gì ?

    Tình thầy trò là mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa người dạy với người học.

    – Bàn luận:

    + Quan niệm của dân tộc ta từ xưa đến nay về tình cảm thầy trò như thế nào ? Từ xưa, tình thầy trò là một tình cảm thiêng liêng góp phần tạo nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tình cảm đó vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.

    + Tình thầy trò được thể hiện trong trường hiện nay như thế nào ?

    . Thời gian và không gian hình thành tình thầy trò…

    . Tình cảm thầy trò được xây dựng từ cơ sở nào ? (tình cảm của trò đối với thầy; tình cảm của thầy đối với trò).

    + Phản đề: Nói chung từ xưa đến nay tình thầy trò là tốt đẹp, nhưng cá biệt trong lớp học, trong nhà trường, cũng có những học trò chưa có mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô; và ngược lại cũng có những thầy cô giáo chưa có mối quan hệ tốt với học trò, thậm chí có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức của người học sinh.

    – Bài học nhận thức và hành động: Muốn cho tình cảm ấy ngày càng tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần phải nghĩ gì, làm gì để tình cảm ấy bền vững hơn, thiêng liêng hơn ?

    KB : Khẳng định tình cảm cao đẹp giữa thày và trò.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo hình ảnh đẹp về tình thầy trò các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment