Phân tích tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

0 thoughts on “Phân tích tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam”

  1. Thạch Lam được biết đến chính là gương mặt khá đặc biệt của nhóm Tự lực văn đoàn. Nếu như các nhà văn khác trong nhóm luôn luôn hướng ngòi bút của chính mình vào các tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì ở Thạch Lam người ta nhận thấy được ông đi sâu khắc họa những con người nghèo khổ, dưới đáy xã hội, bất hạnh. Và truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được đánh giá chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương Thạc Lam luôn nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất thơ và thể hiện được một giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc.

    Truyện ngắn độc đáo “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thường giàu chất trữ tình, truyện không có cốt chuyện. Dễ dàng có thể nhận thấy được ở nhà văn không tạo dựng những tình huống truyện éo le, cũng không hề có tình huống gay cấn, và nhà văn cũng không xây dựng những xung đột thiện ác, hay là giàu nghèo gay gắt. Độc giả có thể nhận thấy được truyện của Thạch Lam lúc này đây dường như cũng lại chỉ như những đoạn thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng và vô cùng sâu lắng biết bao nhiêu. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” vô cùng nhẹ nhàng mà thấm thía, nhưng vẫn có giá trị phản ánh được thật chân thực giá trị hiện thực và thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Thạch Lam nói về truyện Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày thường ở nơi phố huyện tù túng và nghèo. Nhà văn Thạch Lam cũng lại chọn được một bối cảnh là một ngày chợ phiên lúc cảnh chợ vừa tàn. Tất cả các tình tiết của chuyện như được hiện ra theo thời gian và bằng giọng văn miêu tả chân thực. Cuộc sống của người dân phố huyện nơi đây như cũng đã được tả thật độc đáo.

    Nhà văn Thạch Lam như miêu tả được cuộc sống của chị em Liên và những người dân nơi phố huyện như vợ chồng bác Xẩm hay đó là mẹ con chị Ti và cả bác phở Siêu hiện ra dường như cũng chẳng có gì là đặc biệt cả, tất cả cứ bị các nghèo đeo bám. Và phố huyện bị bao phủ bởi màn đêm như thật lặng lẽ và lầm lụi biết bao nhiêu. Liên và An hai đứa trẻ như cũng đã dọn hàng và đợi chờ cảnh chuyến tàu đêm đi qua đây mang một chút hi vọng có thể nhìn được một điều gì đó mới lạ, tươi sáng hơn cảnh phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối nơi đây. Có thể nhận thấy được nhà văn Thạch Lam dường như chỉ xây dựng câu chuyện dung dị, đời thường hàng ngày không một chút tô vẽ gì mà chỉ bằng những lời thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng như cũng đã để lại trong lòng người đọc biết bao nhiêu những ấn tượng khó phai.

    Reply
  2. Em tham khảo dàn ý chi tiết sau nhé:

    Phân tích Hai đứa trẻ

    Mở bài:

    – Giới thiệu khái quát về Thạch Lam: nổi tiếng với văn phong lãng mạn, giọng văn đầy chất thơ nhưng không ủy mị, thảm sầu như những nhà văn lãng mạn cùng thời.

    – Giới thiệu chung về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

    Thân bài:

    Bức tranh phố huyện tăm tối quẩn quanh và tâm trạng của Liên

    * Cảnh ngày tàn:

    – Âm thanh: tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve.

    – Màu sắc:

      + “chân trời phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”

      + “màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”

    ⇒ Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.

    – Không gian: hẹp như bị chặn lại.

    – Từng bước chân thời gian chầm chậm bước tới chiều rồi tối.

    ⇒ Qua ngòi bút của Thạch Lam buổi chiều như buồn hơn, ngày tàn đến nhanh hơn, phố huyện phơi bày vẻ tiêu điều xác sơ, mòn mỏi.

    –  Tâm trạng của Liên:

      Tâm hồn cô bé nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

    * Cảnh chợ tàn

    – Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.

    – Những đứa trẻ nghèo nhặt rác, chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được…..

    – Tâm trạng Liên: động lòng thương cảm.

    * Những con người nơi phố huyện

    – Mẹ con chị Tí:

      + Ngày ngày mò cua bắt ốc, đêm đến lại lầm lũi dọn hàng nước.

      + Khách hàng toàn là những người dưới đáy xã hội.

      + Dẫu chả kiếm được bao nhiêu nhưng đêm nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng.

    ⇒ Mẹ con chị đang cầm cự trong sự sống.

    – Chị em Liên với của hàng tạp hóa sơ sài…. chẳng đáng là bao.

    – Bà cụ Thi là nhân vật điển hình cho số phận tàn tạ trong cái đêm đen của xã hội ấy.

    ⇒ Diễn biến tâm trạng Liên thể hiện một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và đồng cảm với những con người không tương lai, không hạnh phúc.

    Tâm trạng của Liên trong đêm tối và trước những ngọn đèn

    * Cảnh phố huyện về đêm

    – Khung cảnh:

    + Bóng tối bao la phủ trùm tất cả, cả phố huyện chìm trong bóng tối.

    + Ánh sáng nhỏ bé yếu ớt chỉ là quầng, là khe, là vệt, là chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

    ⇒ Có sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, hình ảnh ngọn đèn leo lét nơi quán hàng chị Tí là biểu tượng cho kiếp sống nhỏ nhoi lay lắt, mù tối của những người cùng khổ trong biển đêm mênh mông của cuộc đời. Ngọn đèn ấy tuy yếu ớt nhưng vẫn là niềm lạc quan sống của những kiếp người nhỏ bé vô danh, vô nghĩa không tương lai, hạnh phúc trong xã hội cũ.

    – Sinh hoạt của con người:

    + Các nhà đóng cửa im lìm.

    + Gánh phở của bác Siêu so với mẹ con chị Tí có phần khấm khá hơn nhưng lại đứng trước nguy cơ đáng sợ hơn: thất nghiệp. Bởi ở vùng quê này thứ quà của bác Siêu là một thứ quà xa xỉ.

    + Vợ chồng bác Xẩm sống trong cảnh màn trời chiếu đất, trông chờ vào của bố thí ở nơi đây => sự trông chờ trong vô vọng.

    + Mẹ con chị Tí: hàng nước đơn sơ.

    + Chị em Liên: quán nhỏ.

    ⇒ Nghèo khổ, nhàm chán, tẻ nhạt, vô vị.

    * Tâm trạng của Liên:

    – Đêm tối với Liên quen lắm, chúng chẳng đáng sợ.

    – Rồi Liên hoài tưởng về quá khứ tươi đẹp ở Hà Nội, nơi có một vùng sáng rực và lấp lánh.

    – Như mọi người dân trong phố huyện Liên luôn mong chờ một cái gì đó mới mẻ, tươi sáng sẽ đến xua tan đi đêm đen âm u lụi tàn ở phố huyện.

    ⇒ Bằng trái tim đôn hậu, dịu dàng Thạch Lam đã phát hiện ra những rung động sâu xa, những khao khát thầm kín trong cuộc đời những con người tưởng như hoàn toàn an phận ấy.

    Tâm trạng đón đợi tàu

    * Tâm trạng chờ đợi:

    – An dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn dặn chị tàu đến nhớ đánh thức em.

    – Còn Liên ngồi yên không động đậy ngắm nhìn sao trời….

    * Tâm trạng đón tàu:

    – Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa nghe tiếng còi vọng lại Liên đã vội vã gọi em dậy.

    – Rồi tàu đến Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua.

    * Tâm trạng khi tàu đi qua:

    – Ngẩn ngơ, nuối tiếc.

    – An băn khoăn nghĩ ngợi: “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ?” Còn Liên lặng theo mơ tưởng.

    * Ý nghĩa của việc đợi tàu:

    – Đợi tàu là nếp sống nhu cầu không thể thiếu của chị em Liên.

    – Đợi tàu để được cháy lên khao khát đổi đời.

    – Qua việc đợi tàu Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt bế tắc của những kiếp người nhỏ bé nhất là những đứa trẻ vừa nâng niu trân trọng khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời ở những con người ấy.

    Kết bài:

    – Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo phan tich tac pham hai dua tre cua thach lam các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment