Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) “Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi trọng giá trị của từng cá nhân. Thử hình dung một xã hội mà ai cũng

Question

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi
trọng giá trị của từng cá nhân. Thử hình dung một xã hội mà ai
cũng như ai – những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến
màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn. Ấy là chưa kể giờ
phổ biến loại đũa dùng một lần xong thì vứt bỏ. Ngay cả đũa ngà
đũa bạc mà vua chúa thường dùng cũng chỉ quý vì là đồ dùng của
bậc vua chúa, chứ hẳn không phải vì giá trị “làm đũa” của nó.
“Tư duy bó đũa” biết đâu có thể là sự đánh lừa chính mình.
Làm gì có sức mạnh của cả bó đũa, vì dù đứng chung trong một
ống đũa hay được buộc thành một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc
đơn lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bỏ.
Một người thần kinh bình thường chẳng ai cầm cả bó đũa mà
bẻ, kẻ tà tâm sẽ bẻ từng chiếc, từng chiếc đến hết cả bó vì những
chiếc đũa tự nó không có chất kết dính để tự gắn chặt vào nhau,
hoặc nguy hiểm hơn, quăng cả bộ vào đống lửa.
Đũa thì cứ là đũa, đừng cổ gắng đua chen làm cột. Nhưng
hãy thật cứng cỏi để không ai có thể dễ dàng bẻ gãy dù chi là một
chiếc đũa. Mỗi chiếc đũa cứng cỏi sẽ tạo nên sức mạnh của cả
“bó đũa” chứ không phải là ngược lại.
(Nghĩ khác về chiếc đũa, NGUYỄN THỊ
HẬU,ttps://cuoituan.tuoitre.vn)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: ”
Thử hình dung một xã hội mà ai cũng như ai – những chiếc đũa
giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra
từ một khuôn. ”
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “Đũa thì cứ là đũa,
đừng cố gắng đua chen làm cột” của tác giả?
Câu 4. Anh chị có đồng tình về “Tư duy bó đũa ” ở trong
văn bản không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Саи 1. (2,0 diёm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết
một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự
cứng cỏi của con người trong cuộc sống.

in progress 0
Hưng Khoa 4 years 2021-03-08T18:01:22+00:00 3 Answers 1691 views 0

Answers ( )

    0
    2021-03-08T18:03:19+00:00

    I, Đọc hiểu

    Câu 1:

    – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2:

    – Biện pháp tu từ: So sánh “kích thước như chui ra từ một khuôn”.

    – Tác dụng:

    + Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn

    + Thể hiện tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

    Câu 3:

    – Hãy biết nhận thức đúng giá trị của chính bản thân mình.

    – Đừng thấy ai hơn mình là bì tị, so sánh. Thay vào đó hãy cố gắng, nỗ lực để hơn họ.

    – Đừng đứng núi này trông núi nọ.

    Câu 4:

    – Tôi đồng tình

    – Vì:

    + Câu chuyện đã đem đến cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa

    + Mỗi người hãy đừng bao giờ suy nghĩ người khác hơn mình, hay mình đang thua kém, không bằng ai đó. 

    + Hãy không ngừng học hỏi, làm việc để vượt qua được những điều tầm thường của bản thân.

    II, Làm văn

    Đoạn trích trên đã đưa đến cho chúng ta một bài học quý giá về sự cứng cỏi của mỗi người trong cuộc sống. Vậy sự cứng cỏi là gì? Đó là sự dũng cảm, bản lĩnh, không lùi bước, không bị chênh vênh bởi những định kiến bên ngoài. Người có sự cứng cỏi luôn là những người không bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh. Họ luôn làm chủ bản thân. Thực tế chúng ta đã bắt gặp rất nhiều người luôn có sự cứng cỏi trong mình. Như Mark Zekerberg – người sáng lập ra mạng xã hội Facebook, có ai biết rằng ông đã vượt qua biết bao định kiến từ mọi người khi từ bỏ đại học Harvard để đi thực hiện điều ông mong muốn. Thật vậy, cứng cỏi – nó sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp bạn vượt qua những định kiến của người đời để tiến lên phải trước. Thử hỏi xem nếu bạn luôn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài thì sao bạn có thể bước đến thành công. Tuy nhiên, cứng cỏi ở đây không đồng nghĩa với cứng đầu, khó bảo. Cần phân biệt rõ hai tính từ ấy. Chính vì vậy, mỗi người hãy trang bị cho mình sự dũng cảm, bản lĩnh, không bị dao động, lung lay bởi những dông tố của cuộc đời.

    0
    2021-03-08T18:03:21+00:00

    Ai góp ý hộ mình với ạ

    phan-i-doc-hieu-3-0-diem-tu-duy-bo-dua-la-mot-kieu-tu-duy-cao-bang-khong-coi-trong-gia-tri-cua-t

    0
    2021-03-08T18:03:29+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo coi trọng tiếng anh là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )