Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay” (Trích “Bên ki

Question

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (1,5 điểm): Xác định phép tu từ được sử dụng trong văn bản ? Nêu tác dung của phép tu từ đó?
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản ?
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Em hãy chứng minh rằng : Tục ngữ là một kho tàng kinh nghiệm quý báu mà ở đó cha ông ta đã đúc kết những chân lí nghìn đời về mọi mặt của cuộc sống

in progress 0
Euphemia 4 years 2021-03-05T14:31:56+00:00 3 Answers 38 views 0

Answers ( )

    0
    2021-03-05T14:33:49+00:00

    Phần I:

    Câu1.

    Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo

    Câu 2.

    * Biện pháp tu từ:

    – Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

    – Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng.

    * Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng.

    Câu 3.

    Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

    Phần II:

       Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: ” Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.”

    Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

                            “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng                          Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

    Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

    Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:   Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn.

    Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

    Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

    Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

    0
    2021-03-05T14:33:50+00:00

    Câu 1: PTBĐ biểu cảm

    Câu 2:

     Biện pháp tu từ: so sánh

    Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hình ảnh so sánh cũng cho thấy được nỗi đau xót xa trong lòng người về những mất mát, hi sinh.

    Sử dụng từ láy, liệt kê gợi tả vẻ đẹp trù phú của quê hương đất nước.

    Câu 3: 

    Đoạn thơ là tiếng lòng chân thành xúc động của nhân vật trữ tình về quê hương xa cách. Nỗi xót xa trong lòng nhân vật là những hoài niệm khôn nguôi về những khung cảnh thân thuộc nơi quê nhà.

    Phần 2:

    1. Mở bài: giới thiệu về tục ngữ

    2. Thân bài:

    _Giải thích: ý kiến đã cho thấy sự đa dạng, phong phú của tục ngữ Việt Nam trên nhiều bình diện.

    _Chứng minh:

    +Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.

    +Tục ngữ về con người.

    3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tục ngữ.

    Bài làm

    Văn học dân gian là một giai đoạn độc đáo của văn học Việt Nam. Nói về văn học dân gian, chúng ta không thể không nói tới những câu tục ngữ với nhiều giá trị biểu cảm sâu sắc. Và quả thực, tục ngữ là một kho tàng kinh nghiệm quý báu mà ở đó cha ông ta đã đúc kết những chân lí nghìn đời về mọi mặt của cuộc sống.

    Ý kiến trên là một ý kiến đúng đắn. Điều đó cho thấy sự phong phú của tục ngữ Việt Nam trên rất nhiều bình diện. Đó là kết tinh những kinh nghiệm quý báu của cha ông và trở thành  những bài học cho con cháu. Có thể thấy sự đúc kết kinh nghiệm ấy qua những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất cũng như tục ngữ về con người.

    Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất là mảng đề tài khá phổ biến và quen thuộc. Cuộc sống nồng hậu của người dân Việt Nam gắn với ruộng đồng, với cái cày, cái cuốc. Và vì thế, đồng ruộng quê hương đã bồi đắp cho họ một vốn sống phong phú trong những điều kiện khó khăn không có biện pháp khoa học kĩ thuật hiện đại. Đó là những dự báo thời tiết mang tính chuẩn mực mà ngày nay ta vẫn hay đùa vui, tếu táo với nhau:

    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

    Đâu chỉ là câu chuyện dự báo thời tiết và chuyện sáng tối. Việc câu tục ngữ ra đời cũng phản ánh tinh tế sự chiêm nghiệm của cha ông về công việc đồng áng. Người dân phải quan sát thiên nhiên để còn biết dự tính cho những công việc đồng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Hay đôi khi đó cũng là những lo toan về ngày mai:

    Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa

    Khi không có dự báo thời tiết chuẩn chỉnh, chính nhờ những dự báo này mà người dân lao động họ có cho mình sự chuẩn bị chu đáo nhất cho công việc. Nó còn cảnh báo cả những lo âu trong lòng người lao động: 

    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

    Vất vả đủ đường với muôn màn những lo toan, có lẽ vì thế mà người lao động xưa cũng nhận ra giá trị: 

    Tấc đất tấc vàng.

    Họ còn tự đúc kết cho mình cách thức để công việc đồng áng luôn hiệu quả và rỉ tai nhau lời khuyên cùng cố gắng trong công việc vất vả, cực nhọc:

    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    Đến với những câu tục ngữ về con người và xã hội, ta lại có cơ hội được hiểu thêm và cách nhìn nhận của cha ông ta xưa. Đó là sự nhìn nhận về phẩm giá của con người cùng đạo lý sống răn dạy con người mỗi ngày. Những giá trị sống tốt đẹp như 

    Cái răng, cái tóc là góc con người 

    hay:
    Đói cho sạch, rách cho thơm.

    Tất cả đều cho thấy những chiêm nghiệm của chính ông ta xưa. Những câu tục ngữ cho ta những giá trị quý báu cùng hiểu biết về con người, về đời sống và những giá trị sống tốt đẹp. Vẻ bề ngoài, hình thức đã sớm trở thành thước đo đánh giá con người nhưng không vì lẽ đó mà con người được quên đi hay đánh mất đi bản chất tốt đẹp nên nó trở thành những lời khuyên quý báu dành cho con người:

    Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

    Những giá trị đạo đức quý báu được ông cha ta đưa ra như: 

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Câu tục ngữ cũng mang hàm ẩn giá trị khuyên ngăn con người về lối sống, phong cách sống và hướng con người đến với những giá trị sống tốt. Những giá trị ấy lan tỏa trong cộng đồng và tạo nên bản chất tốt đẹp trong con người.

    Mỗi câu tục ngữ- mỗi kết tinh tinh thần thể hiện được sự hiểu biết của cha ông ta. Đó không chỉ là sản phẩm của những kinh nghiệm mà còn là giá trị văn hóa ngàn đời mà chúng ta- thế hệ con cháu có trách nhiệm giữ gìn. 

    0
    2021-03-05T14:33:59+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo anh bên kia sông em bên này sông các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )