Nhận biết các từ loại : danh từ , động từ , tính từ và khả năng kết hợp của các từ loại này

Question

Nhận biết các từ loại : danh từ , động từ , tính từ và khả năng kết hợp của các từ loại này

in progress 0
Thiên Di 3 years 2021-04-26T19:15:36+00:00 2 Answers 14 views 0

Answers ( )

    0
    2021-04-26T19:17:31+00:00

    a – Danh từ:

    – Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,…)

    – DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,… ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,… )

    – DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? Khi nào?…)

    – Các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…)

    – Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

    V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT)

    b – Động từ:

    – Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,… ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,…)

    – Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? Chờ bao lâu?…)

    c – Tính từ:

    – Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rất tốt, đẹp lắm,…)

    Lưu ý: Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,…. Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,… Nếu kết hợp được thì đó là ĐT

    CHÚC BN HC TỐT NHA

    0
    2021-04-26T19:17:34+00:00

    Để phân biệt các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.

    a – Danh từ:

    – Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,…)

    – DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,… ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,… )

    – DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? Khi nào?…)

    – Các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…)

    – Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

    V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT)

    b – Động từ:

    – Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,… ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,…)

    – Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? Chờ bao lâu?…)

    c – Tính từ:

    – Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rất tốt, đẹp lắm,…)

    Lưu ý: Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,…. Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,… Nếu kết hợp được thì đó là ĐT

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )