Ngữ văn 9 tập 2 làm đề 4 trang 34 sgk

Question

Ngữ văn 9 tập 2 làm đề 4 trang 34 sgk

in progress 0
Trung Dũng 3 years 2021-04-19T10:30:31+00:00 3 Answers 1207 views 0

Answers ( )

    0
    2021-04-19T10:32:22+00:00

    Giải đề 4 (Trang 34 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Viết tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội trang 33 – 34 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

    Đề bài:

    Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

    Trả lời:

    I. Mở bài:

    – Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.

    – Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

    – Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

    II. Thân bài:

    1. Biểu hiện:

    – Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:

    + Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…

    + Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…

    + Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.

    -> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyềnđược thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.

    2. Nguyên nhân:

    a. Chủ quan:

    – Do thói quen đã có từ lâu đời.

    – Do thiếu hiểu biết.

    – Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…

    b. Khách quan:

    – Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác…)

    – Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.

    – Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.

    c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác (chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhàmình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi côngcộng).

    3. Tác hại/ hậu quả:

    – Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

    – Gây ô nhiễm môi trường.

    – Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…

    – Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( ó nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).

    – Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.

    – …

    4. Ý kiến đánh giá, bình luận:

    – Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.

    – Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.

    – Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.

    – Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.

    – Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm.

    III. Kết bài:

    – Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.

    – Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.

    – Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

    II. Yêu cầu

    – Nhận rõ vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận.

    – Bài làm cần có nhan đề tự đặt.

    – Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và lập luận.

    – Các phần mở bài, Thân bài, Kết bài có mạch lạc, liên kết.

    0
    2021-04-19T10:32:25+00:00

    a. Văn bản bàn về vấn đề : Giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.

    b + c. Bố cục văn bản và các câu mang luận điểm :

       – Phần mở bài (đoạn 1): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh”.

    Luận điểm “Tri thức là sức mạnh ; Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”.

       – Phần thân bài (đoạn 2, 3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

    Luận điểm : Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2 ; Câu đầu đoạn 3.

       – Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

    Luận điểm : câu đầu và câu cuối đoạn cuối văn bản.

    d. Văn bản sử dụng phép lập luận chính tạo sức thuyết phục là chứng minh.

    e. – Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

       – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng giải thích, chứng minh… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.

    0
    2021-04-19T10:32:35+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo bài viết số 5 lớp 9 đề 4 các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )