– Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền, phần biển)? – Nêu đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Những đặc đ

– Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền, phần biển)?
– Nêu đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Những đặc điểm này có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?
– Nêu đặc điểm lãnh thổ (phần đất liền, phần biển) của Việt Nam? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải của nước ta?
– Cho biết vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

0 thoughts on “– Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền, phần biển)? – Nêu đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Những đặc đ”

  1. * Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam

    – Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ

    – Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ

    – Điểm cực Tây: 22022’B, 102010’Đ

    – Điểm cực Đông: 12040’B,  109024’Đ

    a) Phần đất liền:

                – Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

                – Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.

                – Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

    b) Phần biển:

                – Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.

                – Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.

                – Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

    c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

                – Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

                – Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                – Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

                – Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.

     * Đặc điểm  vị trí địa lí  Việt Nam:

    + Vị trí nội chí tuyến. Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

    + Vị trí  cầu nối  giữa đất liền và  biển, giữa  các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    + Vị trí  tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng  sinh vật.

    * Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:

    Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung  của thiên nhiên nước  ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.

    – Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

    + Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc –  Nam  (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông – Tây.

    + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

    – Đối với giao thông vận tải:

    + Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không… ).

    + Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

    * Thuận lợi:

    –  Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

    – Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước  Đông Nam Á và thế giới trong  xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá  nền kinh tế thế giới.

    * Khó khăn:

    –  Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai  (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)

    Reply
  2. CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ

    1,

    * Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam
    – Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

    * Phần đất liền:
    Cực Bắc: 23023/B-105020/Đ
    Cực Nam: 8034/B-104040/Đ
    Cực Tây: 22022/B-102010/Đ
    Cực Đông: 12040/B-109024/Đ
    -Từ Bắc vào Nam phần đát liên kéo dài khoảng 15 vĩ độ,khí hậu nhiệt đới.
    -Từ Tây sang Đông phần đát liền nước ta mở rộng khoảng 7 vĩ độ.
    -Diện tích đất tự nhiên là 331212 km2
    * Phần biển:
    Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2 với hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa.

    2,

     * Đặc điểm  vị trí địa lí  Việt Nam:

    + Vị trí nội chí tuyến. Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

    + Vị trí  cầu nối  giữa đất liền và  biển, giữa  các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    + Vị trí  tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng  sinh vật.

    * Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:

    Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung  của thiên nhiên nước  ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.

    3,

    a. Phần đất liền
     – Phần đất liền từ Bắc → Nam tới 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông là Quảng Bình, chưa đầy 50 km.
    – Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3.260 km, đường biên giới trên đất liền dài 4600km.
     b. Phần biển Đông
     – Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
     – Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.

    Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:

    – Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

    + Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc –  Nam  (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông – Tây.

    + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

    – Đối với giao thông vận tải:

    + Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không… ).

    + Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

    4,

    Thuận lợi:

    • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
    • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

    Khó khăn:

    • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
    • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo vị trí địa lý của việt nam các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment