Share
Mỗi người trước sau phải rước một đam mê. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người
Question
Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học , muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,…) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,…) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời.
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.
1.Theo tác giả người không có đam mê là người như thế nào
2.Trong đoạn trích tác giả so sánh đam mê với hình ảnh nào?
3.Em hiểu như thế nào về nhận xét của ng viết “Sống chết đều bằng ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi”
4.Em có đồng tình với quan điểm đam mê học là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người” ? Vì sao?
in progress
0
Môn Văn
3 years
2021-05-15T13:42:43+00:00
2021-05-15T13:42:43+00:00 2 Answers
329 views
0
Answers ( )
1.
Theo tác giả, người không có đam mê là một người bệnh, một người không bình thường hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục.
2.
Trong đoạn trích tác giả so sánh đam mê với một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau.
3.
“Sống chết đều bằng ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi”: Cuộc đời chúng ta sống hay chết là do chính chúng ta quyết định. Câu nói ngắn gọn mà ý nghĩa: Đam mê rất quan trọng nhưng phải đam mê cái gì và sống với đam mê như thế nào. Chúng ta sống hay chết, cuộc đời ý nghĩa hay vô nghĩa là do chính những đam mê ta đã chọn quyết định tất cả.
4.
Em có đồng tình với quan điểm” đam mê học là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”
Vì đam mê học hỏi là khao khát tìm kiếm, chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Đã có câu nói “Học, học nữa, học mãi”. Có đam mê học hỏi ta mới hoàn thiện được nhân cách sống, góp phần tạo nền xã hội văn minh, tiến bộ. Những người không đam mê cũng không có hứng thú học hỏi bất cứ một thứ gì thì sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, mệt mỏi và dễ nản chí mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy ta cần nuôi dưỡng niềm đam mê của chính mình cũng như tìm tòi, học hỏi thêm các niềm đam mê khác. Đam mê học hỏi chính là chìa khóa giúp chúng ta bước vào cánh cửa thành công trong cuộc sống.
ĐẦU EM CÓ VẬY THÔI, EM KO SPAM NHÉ…EM NGHĨ ĐC Z THÔI..:(((
1.Theo tác giả người không có đam mê là người bệnh, người không bình thường, chuẩn bị đi tu vì đã diệt dục.
2.Trong đoạn trích tác giả so sánh đam mê với hình ảnh ngọn lửa ( sinh tồn – hủy diệt )
3. Nhận xét “Sống chết đều bằng ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi” có nghĩa là mỗi người chúng ta đều sẽ có 1 đam mê và đam mê đó có thể là tốt hoặc xấu nên nó có thể hủy diệt ta nhưng cũng có thể giúp ta sinh tồn trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta sống hay chết, cuộc đời ý nghĩa hay vô nghĩa là do chính những đam mê ta đã chọn quyết định.
4, Em đồng tình với quan điểm đam mê học là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người bởi nó sẽ đem đến cho con người những lợi ích, những điều tốt đẹp hơn, giúp con người không trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội và là một phần để ta có thể thành công hoàn thành ước mơ, hoài bão của bản thân