Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Qua năm câu thơ trên cho ta thấy nhân vật Lục Vân Tiên là người như thế nào ” Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nay đà

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Qua năm câu thơ trên cho ta thấy nhân vật Lục Vân Tiên là người như thế nào
” Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt So hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

0 thoughts on “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Qua năm câu thơ trên cho ta thấy nhân vật Lục Vân Tiên là người như thế nào ” Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nay đà”

  1. – Lục Vân Tiên thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên.

    – Vân Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí: sau khi đánh xong bọn cướp thấy hai người con gái nép mình than khóc sợ hãi chàng đã ân cần hỏi han. Nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại. Điều đó chứng tỏ chàng là người rất trọng lễ nghĩa, đạo lí.

    Reply
  2. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của miền Nam trong thế kỉ XIX. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là linh hồn của tác phẩm. Là hai nhân vật lý tưởng, đẹp đẽ: chàng trai văn võ song toàn “Văn đã khởi phụng đằng giao – Võ thêm ba lược sáu thao ai hì”, người thiếu nữ thì “vóc ngọc mình vàng”, đoan trang, giàu tình cảm và vô cùng chung thủy.

    Lục Vân Tiên cứu Kiền Nguyệt Nga là một đoạn thơ hào hùng, đầy kịch tính và rất hấp dẫn trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu. Chuyện đánh cướp, chuyện trai tài gái sắc gặp gỡ, nói với nhau những cậu chí tình chí nghĩa, làm người đọc cảm động và không bao giờ quên.

    Sau khi bọn lâu la “bốn phía vỡ tan”, tướng cướp Phong Lai bị Vân Tiên tiêu diệt, Kiều Nguyệt Nga được cứu thoát. Nàng vô cùng cảm động, muốn được đền đáp công ơn người anh hùng:

    Gẫm câu báo đức thù công

    Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi

    Nhưng Lục Vân Tiên đã cười và khước từ một cách cao thượng:

    Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

    Câu nói ấy biểu hiện một cách ứng xử tuyệt đẹp của Lục Vân Tiên. Đối với bọn bất lương, chàng nghiêm khắc lên án “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” và quyết đánh lan “lũ kiến chòm ong”, trừng phạt lên tướng cướp Phong Lai, làm cho hắn “thác rày thân vong”. Đối với nhân dân, chàng “xin ra sức anh hào, Cứungười cho khỏi lao đao buổi này”. Đó là hai thái độ yêu, ghét rõ ràng, dứt khoát.

    Còn đối với Kiền Nguyệt Nga, chàng đã xử sự như thế nào? Tinh thần dũng cảm đánh cướp của Lục Vân Tiên đã làm cho nàng vô cùng khâm phục và biết ơn. Nhờ chàng cứu giúp mà nàng thoát khỏi bàn tay bọn hung đồ, bảo toàn được phẩm tiết. Nàng đã làm đúng đạo lý muốn “báo đức thù công” người quân tử. Nếu Vân Tiên nhận sự đền ơn của nàng, thì đó cũng là một chuyện thường tình, chính đáng. Nhưng, Vân Tiên đã “cười”. khảng khái khước từ sự trả ơn của người mắc nạn, vì chàng đã hành động trong tư thế anh hùng, lấy việc cứu nhân độ thế làm niềm vui hạnh phúc. Chàng đã cười, đã chối từ sự trả ơn, nếu làm trái lại, đâu còn là anh hùng nữa? Câu nói của Lục Vân Tiên cho ta thấy chàng là một con người vị nghĩa, có tâm hồn rất đẹp, cao thượng, trọng nghĩa khinh tài, thấy việc ngang trái, quyết ra tay hành động, không từ nan trốn tránh:

    Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    Qua câu nói của Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đề cao tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp. Người giàu lòng nhân nghĩa có tình nhân ái bao la, biết căm thù cái ác, ghét bất công. Người nhân nghĩa vì hạnh phúc của nhân dân mà hành động dũng cảm bênh vực, che chở kẻ lầm than. Họ không màng danh lợi, vô tư, khảng khái, trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp, vị tha…

    Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

    Câu nói ấy thể hiện một lẽ sống đẹp, và nhà thơ đã ca ngợi một quan niệm anh hùng rất cao đẹp và tiến bộ. Lục Vân Tiên đã hành động một cách quyết liệt, vì một chân lý, như người xưa đã nói: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ” (giữa đường thấy việc bất bình, rút gươm ra giúp sức). Người anh hùng lấy cái nghĩa làm trọng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng dấn thân vào rừng gươm giáo để cứu người, cứu đời. Câu nói của Lục Vân Tiên phản ánh ước mơ khát vọng cháy bỏng của nhà thơ yêu nước miền Nam. Xã hội Việt Nam trong thế kỉ XIX là một xã hội loạn lạc, vô cùng đen tối: vua quan tham lam tàn bạo, cướp bóc nổi lên như ong, đạo đức suy vi, nhan nhản bọn bạc ác tinh ma, lừa thầy phản bạn như cha con Võ Thái Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Nhà thơ mong chờ, hi vọng xuất hiện nhiều con người tài, đức như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, những con người nghĩa khí như ông Quán, ông Tiều, lão bà, ông Ngư, tiểu đồng, v.v…

    Người đọc nhớ mãi câu nói của ông Ngư với Lục Vân Tiên:

    Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ,

    Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ?

    Nước trong rửa ruột sạch trơn,

    Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.

    Truyện Lục Vân Tiên ra đời cách chúng ta trên 150 năm. Nhiều nhân vật trong truyện thơ có một sức sống lâu bền kì lạ, vô cùng hấp dẫn. Hành động anh hùng vị nghĩa của nhân vật Vân Tiên vẫn có nhiều ý nghĩa tích cực đối với nhân dân ta. Tinh thần hào hiệp, nghĩa khí chống phong kiến và đế quốc của nhân dân Nam Bộ là điều mà ta cảm nhận được qua văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho nhân vật Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên nhiều ưu ái đặc biệt, vì đó là hình ảnh lý tưởng đẹp đẽ của nhà thơ. Bởi thế, Truyện Lục Vân Tiên có tính nhân dân sâu sắc.

    Bên cạnh nội dung Bình luận câu thơ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, Truyện Lục Vân Tiên ở trên, các em cần tìm hiểu thêm bài Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên. Ngoài ra, Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên cũng là một bài học quan trọng trong mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo thơ lục vân tiên các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment