Lê-nin nói:”Học, học nữa, học mãi”. Suy nghĩ của em về câu nói trên.

Question

Lê-nin nói:”Học, học nữa, học mãi”. Suy nghĩ của em về câu nói trên.

in progress 0
Trúc Chi 4 years 2021-04-26T11:58:52+00:00 2 Answers 36 views 0

Answers ( )

    0
    2021-04-26T12:00:33+00:00

    Dàn ý:

    1) MB:

    – Dẫn dắt vào bài

    – Nêu vấn đề nghị luận

    – Trích dẫn

    2)TB:

    a) Giải thích câu tục ngữ ngữ, ý nghĩa:

    – “Học” là thúc dạy con người bắt đầu học tập và tiếp thu kiến thức.

    – “Học nữa” là thúc dục ta tiếp tục học tập, chúng ta phải học từ trình độ này sang trình độ khác.

    – “Học mãi” là chúng ta không ngừng học tập, phải luôn tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.

    => Ý nghĩa của câu tục ngữ: Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi học sinh. Chúng ta phải thường xuyên học tập đề nâng cao kiến thức.

    b) Tại sao phải: “Học, học nữa, học mãi”.

    – Chỉ có học tập mới có thể tiếp thu được kiến thức.

      +) Học tậplà để nâng cao trình độ hiểu biết, để có thể làm việc hiệu quả hơn.

      +) Nếu chúng ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như hiện nay.

    – Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi người. Chỉ có chịu khó học tập thì mới gặt hái được thành công.

      +) Ông giám đốc nếu muốn hoàn thành tốt công tác quản lí thì phải học tập mới có thể làm tốt.

      +) Công nhanan muốn năng cao tay nghề thì phải học tập mới có thể năng lên một tầm cao mới.

      +) Nông dân học tập mới có thể nắm vững khoa học kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất.

      +) Nhà khoa học cũng phải nghên cứu, học tập trong một quá trình dài thì mới có thể thành công.

    c) Mở rộng vấn đề

    – Hiện nay, một số người vẫn có những suy nghĩ cổ hủ là không cần học, cho nên không quan tâm động viên nhắc nhở việc học hành của con cái. Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển.

    d) Phương pháp vận dụng

    – “Học, học nữa, học mãi” là mục tiêu phấn đấu của những thanh niên. Chúng ta phải nỗ lực học tập để có trình độ hiểu biết, có một nghề nuôi sống bản thân. Học để nâng cao kĩ năng lao động, đề bước vào đời vững vàng hơn.

    – Học những kiến thức trong sách vở và học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ quan trong suốt cả đời người.

    3) KB:

    – Khẳng định lại vấn đề

    – Liên hệ bản thân

     (SORRY NHƯNG TUI CHỈ CÓ THỂ CHO BẠN XEM DÀN BÀI)

    CHÚC BẠN HỌC TỐT :3

    0
    2021-04-26T12:00:51+00:00

    Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó mang lại cho con người vô số kiến thức trên nhiều lĩnh vực : khoa học, tư tưởng…để từ đó, với những kiến thức đã học được. Con người có thể áp dụng chúng vào cuộc sống của mình. Làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Thế nhưng, kiến thức của nhân loại thì vô cùng lớn, có thể nói rằng một đời người cả trăm năm cũng không thể học hết tất cả những tri thức ấy, cũng như câu châm ngôn của Lê Nin : Học, học nữa, học mãi. Vậy học là gì ? Việc học được định nghĩa rằng : Học là một hành động của con người, rèn luyện tư duy lô-gic theo một cách nào đó, để tiếp thu kiến thức chưa biết, rèn luyện những kiến thức đã biết. Việc học có rất nhiều cách, chúng ta có thể học trong trường, ngoài xã hội..nhưng dù cho ta học theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của ta là tiếp thu, tích lũy kiến thức cho bản thân. Quan điểm học và mục tiêu tùy người mà có cách học riêng. Có người học để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, có người học để trở thành một luật sư có tài hùng biện xuất chúng hay đơn giản chỉ là một anh công nhân lành nghề. Dù muốn trở thành bất kì ai, làm bất kì việc gì thì ta vẫn trải qua quá trình tiếp thu, học hỏi kiến thức không ngừng. Ở xứ sở bạch dương, có một nhà văn, thưở nhỏ ông học ở trường làng, sau này lớn lên ông lên Moscow để kiếm sống, dù không qua một trường lớp nào ở đây, ông đã phấn đấu luôn luôn tự học hỏi và đã trở thành một trong những nhà văn vĩ đại của nước Nga với tác phẩm nổi tiếng “Sông đông êm đềm của mình” đó chính là Solokhov. Thêm một con người tài năng nữa, chúng ta hãy đến nước Mỹ, người mà sắp được nói đến ở đây không ai khác ngoài Steave Job nhà sáng lập ra hãng Apple nổi tiếng, dù đã bỏ lỡ đại học giữa chừng, chỉ với vài nghìn đô trong tay cùng với ý chí tìm tòi nghiêng cứu khoa học, ông đã chế tạo chiếc máy tính đầu tiên của hãng khiến cho thế giới phải sững sốt. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Mỗi ngày có thêm một kiến thức mới được phát hiện và bổ sung vao kho tàng tri thức cua con người. Do đó nếu con người không liên tục tiếp thu những kiến thức mới thì sẽ bị tục hậu so với thời đại và tồi tệ hơn là bi xã hôi đào thải. Nếu một xã hội mà ai ai cũng có tinh thần luôn hoàn thiện bản thân mình thông qua việc học thì xã hội và đất nước đó sẽ phát triển vượt bậc và sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể và Singapore chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Ngược lại nếu ai cũng thu mình khư khư giữ lối suy nghĩ cũ, những cách thức cũ thì xã hội đó và đất nước đó sẽ giống như ếch ngồi đáy giếng, nhanh chóng suy tàn, qua đó cho ta thấyy được tầm quan trọng của việc học hỏi không ngừng, để bắt kịp xu thế chung của thời đại. Việc học hỏi không ngừng rất quan trọng. Cho dù là ai bất cứ độ tuổi nào thì việc học không bao giờ là muộn cả. Vì đó là công việc cả đời. Cũng như câu nói của Lê Nin :Học, học nữa, học mãi.

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )