Share
Lập dàn ý phân tích hình tượng sóng trong bài thơ SÓNG của XUÂN QUỲNH. Qua đó, anh chị cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Hello^Bạn tham khảo nhé !
A- Mở bài
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh.
– Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng.
B- Thân bài
1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu
– Khổ 1:
+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).
+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
– Khổ 2:
+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.
+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.
2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
– Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)
– Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió …” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.
3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu
– Khổ 5:
+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày – đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.
+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.
– Khổ 6:
+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.
– Khổ 7:
+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.
4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu
– Khổ 8:
+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.
+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng … bay về xa.”
– Khổ 9:
+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.
+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.
III. Kết bài
– Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.
– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, .
* Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu chung về hình tượng sóng
2, Thân bài
a, Lí luận chung về thơ
– Nêu qua đặc điểm của thơ
– So sánh thể loại thơ với văn xuôi
b, Khổ 1: những nét tính cách của sóng cũng là những cung bậc cảm xúc em khi yêu
– Hình ảnh đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”
– Từ nối: “và”
– Hình ảnh: “sóng”, “sông”, “bể”
=> Người phụ nữ khi yêu có lúc dịu nhẹ tha thiết, lúc mạnh mẽ quyết liệt, lúc hiền hòa yêu thương, lúc hờn ghen giận dữ. Những điều đó không hề mâu thuẫn đối lập nhau mà chỉ là biểu hiện thống nhất trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Có lẽ phải là nhà thơ nhạy cảm tinh tế Xuân Quỳnh mới có những cảm nhận như vậy về những cung bậc trong tình yêu của người phụ nữ.
=> Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh mạnh mẽ, quyết liệt vươn đến biển lớn tình yêu mênh mông, đến bến bờ hạnh phúc viên mãn. Qủa đến với Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam mới có tiếng nói bày tỏ những khát khao yêu thương vừa hồn nhiên chân thành, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Tiếng nói ấy hết sức quyết liệt, táo bạo, mới mẻ, hiện đại.
c, Khổ 2: Khát vọng tình yêu trong những trái tim trẻ
– Từ cảm thán “Ôi”
– Thời gian đối lập: ngày xưa, ngày sau
– Từ láy: bồi hồi
=>Với Xuân Quỳnh, chỉ cần một trái tim chân thành, một trái tim nồng nàn, mãnh liệt mới có thể chứa đựng hết những khát vọng tình yêu muôn đời. Và đó có lẽ chính là những trái tim trẻ tuổi đang khát kháo, ngập tràn trong tình yêu. Tuổi trẻ là gì nếu không yêu và được yêu? Xuân Diệu sống trọn đời vì lí tưởng này, và Xuân Quỳnh cũng vậy, luôn trẻ, vì luôn muốn yêu và được yêu. Mượn quy luật tự nhiên, Xuân Quỳnh diễn tả một triết lí dung dị nhưng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là con khát vọng, mà khát vọng yêu thương mãi còn tức là con người mãi trẻ trung.
c, Khổ 3 + 4
– Nghệ thuật
– Nội dung
d, Khổ 5: Nỗi nhớ
– Điệp từ “con sóng”
– cặp từ đối lập giàu sức gợi “trên mặt nước”–“dưới lòng sâu”, “ngày”-“đêm”
=> Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc mà mới mẻ về tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ. Đây cũng là trạng thái tình cảm tiêu biểu cho những ai đã, đang và sẽ yêu. Và đằng sau nỗi nhớ “anh” tha thiết ấy là một lời khẳng định đầy mạnh mẽ cho một tình yêu sâu sắc và cao đẹp.
e, Khổ 6: lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu
f, Khổ 7
h, Khổ 8: Những lo âu trăn trở của người phụ nữ khi yêu
i, Khổ 9: Khát khao
Khát vọng của Xuân Quỳnh không đồng thuận với sự sống và cái chết. Khi ta biết yêu, sống hết mình thì tình yêu có thể vượt qua mọi giới hạn để hòa nhập vào cái vô biên của đất trời, của thời gian. Xuân Quỳnh dường như muốn bất từ hóa tình yêu, muốn tình yêu tồn tại vĩnh hằng bất biến trong mọi thời gian, không gian của cuộc đời.
3, Kết bài
– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo phan tich hinh tuong song các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!