Share
Kể tên các văn bản nghị luận trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 8? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các văn bản đó?
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
1.Nứơc đại việt ta
a.Tác giả :
– Nguyễn Trãi ( 1380-1442), hiệu là Ức Trai
– Quê quán: Làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ)
b.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam
+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc thế kỉ XV
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, ông để lại cho đời sau một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn học.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…
c.Phong cách sáng tác
-Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết
d.Hoàn cảnh sáng tác
– Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
2.Bàn luận về phép học
a.Tác giả
-Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
– Quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh
b.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
– Ông từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học
– Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị
– Những tác phẩm tiêu biểu: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn…
c.Hoàn cảnh sáng tác:
-Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ
Nước Đại Việt ta
Chiếu dời đô của tác giả Lý Công Uẩn ra đời trong năm canh tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010),Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Hịch tướng sĩ của tác giả Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) ra đời trong nửa thế kỉ XIII,chỉ trong 30 năm (1257 – 1287),giặc Mông – Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta.Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh,muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình,ủng hộ của toàn quân,toàn dân.Trần Hưng Đạo đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
Nước Đại Viết của tác giả Nguyễn Trãi ra đời đầu năm 1428,sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc,buộc Vương Thông phải rút quân về nước).Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
Chúc bạn học tốt nhé!!
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo nghị luận văn học lớp 8 các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!