I.Đọc hiểu văn bản Đọc bài thơ”Vịnh khoa thi Hương” của Trần tế Xương và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1:nêu nội dung chính của bài thơ Câu 2:xác địn

I.Đọc hiểu văn bản
Đọc bài thơ”Vịnh khoa thi Hương” của Trần tế Xương và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1:nêu nội dung chính của bài thơ
Câu 2:xác định và nêu tác dựng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.”
Câu 3:Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối
II.Làm văn:
Về bài văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC có viết:
“Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc,người nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm đã được dựng 1 bức tượng đài nghệ thuật bất tử”
Anh /chị hãy làm rõ ý kiến trên bằng việc cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (chủ yếu là từ câu 1 đến câu 15)

0 thoughts on “I.Đọc hiểu văn bản Đọc bài thơ”Vịnh khoa thi Hương” của Trần tế Xương và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1:nêu nội dung chính của bài thơ Câu 2:xác địn”

  1. 1. Nội dung: Phản ánh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của quang cảnh trường thi dưới ách thực dân và thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời.

    2. Nghệ thuật đối” “lọng cắm rợp trời” >< "váy lê quét đất"

    => Tác dụng: Phản ánh hiện thực nhốn nháo chốn quan trường và thái độ châm biếm của tác giả.

    3. Tác giả muốn nhắn nhủ người đọc vết thương mất nước, chửi cái nhố nhăng của cảnh đời dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

    Làm văn:

    Hướng dẫn: Bạn chỉ cần giải thích ý kiến và tiến hành phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ nhé.

    Reply
  2. I.

    1. Thái độ và tâm sự của tác giả trước cảnh thi cử buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến

    2. Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự chấm biếm về cảnh thi cử đáng ra phải trang nghiêm mà lại nhốn nháo không khác gì trò hề

    3. Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội – mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

    II.

    – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn trong nền thơ văn Việt Nam, nổi bật với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

    – trích lại câu nói: thể hiện chủ yếu ở 15 câu đầu

    II. TB:

    – Mở đầu là lời than của đồ Chiểu, nó chính là tiếng khóc cho linh hồn những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc anh dũng, chết vẻ vang

    – Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ: giặc xâm lược với vũ khí hiện đại, còn ta chỉ có tấm lòng và ý chí giữ nước

    – Câu thơ thứ 2 nói về hình ảnh người nông dân trước khi có chiến tranh và trong khi có chiến tranh

    – Họ vốn xuất thân là những người nông dân lam lũ chất phác hiền lành . Nhà thơ đã nhấn mạnh bản chất của những người dân nghèo khổ

    – Khi giặc tới họ đã không nề hà đứng lên trở thành anh hùng cứu nước

    – Tinh thần chống giặc bảo vệ đất nước hừng hực cháy trong họ

    – Họ căm thù bọn giặc hoành hành , sự giả nhân giả nghĩa của chúng

    – Người nông dân đã tự nguyện đầu quân ra trận. Tuy không có kĩ thuật đánh giặc và không được tập dượt nhưng họ rất chủ động

    – Người nghĩa sĩ lao trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, họ xông xáo lập nhiều chiến công vang dội

    III KB:

    – Tượng đài người nông dân nghĩa sĩ lam lũ cao đẹp, chân chất mà vĩ đại

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo vịnh khoa thi hương các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment