Share
Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Có 5 giai đoạn :
– Giai đoạn 1 (1945 – 1949): phong trào GPDT thắng lợi ở 1 số nước ĐNA, sau đó lan khắp châu Á (Indonexia, VN, Lào) đặc biệt là thắng lợi của CMTQ (1949)
– Giai đoạn 2 (1949 – 1954): phong trào GPDT tiếp tục phát triển ở ĐNA và giành thắng lợi to lớn ở Ấn Độ (1950) ở các nước BẮc Phi (Ai Cập, Angieri), thắng lợi của 3 nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp
– Giai đoạn 3 (1954 – 1960): phong trào GPDT lan ra châu Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa của CN đế quốc tan vỡ từng mảng lớn, chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ căn bản : cách mạng Angieri (1960), cách mạng Ma rốc, Xu đăng (1956), cách mạng Ghi nê (1958), cách mạng Cu Ba (1959)
– Giai đoạn 4 (1960 – 1975): chủ nghĩa thực dân mới hình thành ở 1 số nơi: Công gô, Chi lê và áp dụng điển hình ở VN và Đông Dương. Năm 1973 Mĩ kí hiệp định Pari thừa nhận sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Năm 1975 chế độ tay sai của Mĩ ở Đông Dương sụp đổ
– Giai đoạn 5 (1975 – 1999) : Hoàn thành công cuộc đấu tranh chống CNTD, chống chế độ phân biệt chủng tộc. Cuộc đấu tranh thắng lợi ở Nam Phi, Namibia và bước đầu thắng lợi của nhân dân Palextin. Năm 1997 Hồng Công và năm 1999 Ma Cao trở về chủ quyền của Trung Quốc
Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).
– Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
– Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
– Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
– Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
⟹ Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.
2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).
– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
– Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
– Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
⟹ Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).
– Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.
– Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
– Chính quyền của người da đen được thành lập:
+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
+ năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo phong trào giải phóng dân tộc các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!