Share
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ( Nhớ Rùng – Thế Lữ) 1.Chép tiếp những dòng
Question
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
( Nhớ Rùng – Thế Lữ)
1.Chép tiếp những dòng thơ để hoàn chỉnh khổ thơ trên ? Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
2. Em hiểu từ “Gậm” và“ khối căm hờn’ trong khổ thơ trên như thế nào?
in progress
0
Tổng hợp
4 years
2021-01-30T06:44:42+00:00
2021-01-30T06:44:42+00:00 3 Answers
425 views
0
Answers ( )
1. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Nội dung : Với khổ thơ đầu, bài thơ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Sống tù túng song không phải ai cũng có tâm trạng giống con hổ, lối sống thanh cao, hơn người nay bị đặt chung hàng với những con vật tầm thường. Câu thơ đã thể hiện sự đánh giá của nhà thơ về một bộ phận con người trong xã hội,dù sống trong hoàn cảnh mất tự do nhưng không biết lo, không có ý thức cần đứng lên mà phó mặc tất cả cho số phận.
2. Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!
1.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
– Nỗi lòng của CON HỔ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản thời đó , tâm trạng u uất, bất lực trước nổi đau của người dân mất nước.
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Và cũng qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Khát khao được sống đúng với chính mình.
2.
-Từ “Gậm” và “khối” trong câu thơ “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” [chứ không phải “ngậm”] thể hiện sự căm hờn của con hổ bị giam cầm. Khối- “một khối căm hờn”- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể “gậm” được. Danh từ “khối” và động từ “gậm” đã gây nên ấn tượng mạnh, thể hiện được độ lớn của sự việc bằng một danh từ & động từ thường chỉ với đồ vật.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo gặm một khối căm hờn trong cũi sắt các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!