em hãy làm rõ tình yêu quê hương đất nước được Thế Lữ gửi gắm qua bài thơ Nhớ rừng

Question

em hãy làm rõ tình yêu quê hương đất nước được Thế Lữ gửi gắm qua bài thơ Nhớ rừng

in progress 0
RuslanHeatt 3 years 2021-07-28T22:19:23+00:00 2 Answers 14 views 0

Answers ( )

    0
    2021-07-28T22:20:52+00:00

    @nee.

    #nocopy! 

    Qua bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Ta có thể cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn của tầng lớp tri thức thời bấy giờ. Những hình ảnh của những con người yêu nước ấy được ẩn sau hình ảnh con hổ bị nhốt trong lồng sắt ở sở thú. Mỗi đoạn thơ là một hình ảnh, nội dung và cảm xúc riêng. Những hiệp ước, chính sách giả dối của thực dân đô hộ được thể hiện qua câu thơ diễn tả sự khinh thường và chán ghét của con hổ với khung cảnh của vườn sở thú.

    ” Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

    Giang sơn đã đổi mới khi chính quyền đô hộ lên cầm quyền và sự tiếc nuối của một vươn triều, một đất nước có lịch sử khán chiến mạnh mẽ.

    ” Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn” 

    Từ lời của hổ mà ta có thể cảm nhận được khát vọng hòa bình và những chiến lược đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, bài thơ đa nghĩa này đã người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu nước sâu sắc của tầng lớp tri thức lúc nước nhà lâm nguy. 

    Học tốt nekk ^•^

    0
    2021-07-28T22:21:16+00:00

    Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945 là một bộ phận khá quan trọng trong nền văn học nước nhà. Thời kì này xuất hiện nhiều mảng văn học với nhiều trào lưu khác nhau. Nổi bật lên là sự ra đời của phong trào Thơ mới. Thơ mới đã mớở ra cả một thời đại thi ca và làm xuất hiện nhiều nhà thơ tài năng. Bên cạnh các giá trị nghệ thuật, Thơ mới cũng đạt nhiều nội dung mang tính dân tộc. Một trong những khoảng rộng trái tim yêu quê hương đất nước “đã chiếm một khoảng rộng trái tim yêu của Thơ mới”. Nội dung trên được phản ánh sâu sắc qua  tác phẩm Nhớ rừng.

    Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, dân làm nô lệ, đất nước quằn quại trong đau thương, chìm ngập trong bóng tối, các nhà Thơ mới chán ghét thực tại, tìm đến với những cảnh đẹp của quê hương đất nước để bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của mình.

    Thế Lữ gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kín của mình vào lời con hổ trong bài thơ Nhớ rừng. Nhà thơ để cho con hổ quặn lòng nuối tiếc quá khứ vàng son, oanh liệt:

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

    Phải chăng tâm trạng tiếc nuối quá khứ vàng son oanh liệt của con hổ cũng chính là tâm trạng nuối tiết quá khứ anh hùng dân tộc ở nhà thơ.Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi nhớ rừng của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác bâng quơ. Nồi nhớ ở đây, giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, bình thường.

    Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày của nó ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng, những lúc say mồi dưới ánh trăng:

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát cứ in đậm trong nó.

    Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi, một mình chiếm lấy cả không gian bí mật, để làm chủ sơn lâm. Hổ còn nhớ cả những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội.

    Tất cả đố với nó là một thời oanh liệt, vàng son quý giá.

    Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất tiếng than bế bắc:

    Than ôi Thời oanh liệt nay còn đâu! Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt.

    Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:

    “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

    Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.

    Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

    “Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”

    Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ.

    Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua bài thơ Nhớ rừng chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ 

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )