Đóng vai người anh hùng Quang Trung kể lại chiến công thần tốc của mình Văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Question

Đóng vai người anh hùng Quang Trung kể lại chiến công thần tốc của mình
Văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí

in progress 0
Khánh Gia 4 years 2020-11-25T04:29:21+00:00 3 Answers 34 views 0

Answers ( )

    0
    2020-11-25T04:31:17+00:00

    Năm ta kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi ta rút về Phú Xuân, Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, ta vô cùng căm giận. Ta căm lũ giặc tham tàn, độc ác ; giận lũ vua quan bù nhìn bán rẻ đất nước. Lòng ta như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Ta liền bàn bạc với tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, ta đành nghe theo lời khuyên của quần thần, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân.

    Xong xuôi mọi việc, ta đại hội binh mã thuỷ bộ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở tiệc khao quân, chia thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận. Tối 30 tết lên đường, thời điểm mà quân giặc chủ quan nhất. Ta hẹn chắc chắn với tướng sĩ là ngày mồng 7 tết sẽ dẫn đại quân vào mở tiệc ăn mừng thắng lợi giữa kinh thành Thăng Long.

    Quân ta ra đến sông Gián, binh lính giặc trấn thủ ở đó tan vỡ. Toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân tiến tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành, bắc loa gọi vào trong. Chỉ đến lúc đó, quân giặc mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng, bao nhiêu lương thực khí giới đều bị quân ta tịch thu.

    Mờ sáng mồng 5 tết, quân tiến sát đồn Ngọc Hồi. Ta truyền lệnh lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người khiêng một bức dàn thành trận chữ nhất

    Nhân gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra để tiêu diệt quân ta nhưng không ngờ trời lại đổi gió nam thiêu đốt lại bọn chúng. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Lường trước rằng thế nào quân Thanh cũng tìm lối chạy trốn, ta bèn sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống đánh nghi binh ở phía đông. Quân Thanh tháo chạy trông thấy lại càng hoảng sợ bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều. Ta lại cho quân đón đường, dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân ta tới thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị bấy giờ vẫn đang vui yến tiệc, nghe tin cấp báo, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp bỏ chạy. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp lên nhau đến nỗi các cây cầu không chịu nổi đều bị đứt sập. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn. Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc.

    Ta vô cùng sung sướng vì đã trả được món nợ nước, rửa sạch vết nhơ nô lệ. Ta đường hoàng dẫn quân vào kinh thành Thăng Long, mở tiệc khao quân mừng thắng lợi. Hôm ấy vẫn đang ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu.

    0
    2020-11-25T04:31:19+00:00

    Thuở nhỏ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ theo học cả văn lẫn võ với Trương Văn Hiến. Thấy 3 anh em trí dũng hơn người, ông khuyên họ khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp.

    Năm 1771, lấy danh nghĩa phù trợ Nguyễn Phúc Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc dấy binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn ở Tây Sơn.

    Thời đó, dân gian lưu truyền lời sấm truyền “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Vì thế, nhiều người tin tưởng việc anh em Tây Sơn dấy binh là đúng ý trời. Nhờ đó, nghĩa quân nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quần chúng, thu hút nhiều tướng tài như Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng.

    Tương truyền, một buổi sáng còn mờ sương, khi Nguyễn Huệ đưa đoàn quân đến đoạn đèo An Khê, hai con rắn đen tuyền, to lớn chắn ngang đường. Nghĩa quân bất ngờ, không dám bước tiếp.

    Nguyễn Huệ thấy vậy, chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phụ trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi. Nếu sự nghiệp không thành, Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.

    Ông vừa dứt lời, hai con rắn liền quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Lúc sau, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra ngậm thanh Ô Long đao, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ.

    Ông kính cẩn nhận lấy rồi thề trước Xà thần sẽ dùng đao hành hiệp, cứu dân, bảo vệ dân tộc.

    Trên thực tế, Ô Long đao gắn liền những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải từ những ngày đầu dựng nhà Tây Sơn đến trận chiến cuối cùng.

    Nguyễn Huệ lần lượt dẫn quân đánh chiếm các huyện, đánh lui quân chúa Nguyễn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

    Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương tướng quân. Dưới triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiếp tục chứng tỏ tài năng quân sự, thao lược hơn người.

    Năm 1785, ông dẫn quân chặn đánh quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, lệnh quân sĩ giả vờ thua, nhử địch vào trận mai phục, tiêu diệt gần hết hai vạn quân địch. Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”.

    Sau đó, ông lại dẫn quân ra bắc, đánh tan chính quyền chúa Trịnh, trao trả quyền chính cho vua Lê. Tuy nhiên, ông mới là người thực sự nắm quyền.

    Ít lâu sau khi Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ dẫn theo công chúa Ngọc Hân về Nam. Ông trở thành Bắc Bình Vương, cai quản từ Thuận Hóa đến đèo Hải Vân.

    Mâu thuẫn giữa ông và Nguyễn Nhạc ngày càng lớn. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh ngóc đầu trở lại ở miền Nam. Nguyễn Huệ chưa kịp dẫn quân bình loạn thì lại nghe tin Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh.

    Trước tình thế hai đầu thụ địch, ông quyết định tiến quân thần tốc, nhanh chóng đánh đuổi quân Thanh.

    Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Quân Bắc Bình Vương tiến công thần tốc, ngày 30 tháng Chạp đã đánh diệt đồn Gián Khẩu rồi nhanh chóng dụ hàng đồn Hà Hồi.

    Sáng mồng 5, ông ra lệnh tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh tháo chạy. Như vậy, chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.

    Sở dĩ quân Tây Sơn có thể đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh trong thời gian ngắn một phần ở tài dùng binh và khả năng động viên quân sĩ đồng lòng của Nguyễn Huệ.

    Tương truyền, trước khi xuất chinh, tại lễ lên ngôi ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế động viên quân sĩ.

    Sau khi làm lễ, vua sai mang đến cái mâm, bên trên đặt các đồng tiền, phủ vải điều rồi nói với quân sĩ: “Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

    Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

    Sự thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là sấp.

    Sau đó, ông lại nâng cao sĩ khí quân lính bằng bài Hịch ra trận hào hùng:

    Đánh cho để dài tóc

    Đánh cho để đen răng

    Đánh cho chúng chích luân bất phản

    Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn

    Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ

    0
    2020-11-25T04:31:24+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo đóng vai người lính kể lại hoàng lê nhất thống chí hồi thứ 14 các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )