Share
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: ” Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn T
Question
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
” Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
1. Cho biết đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
2. Đoạn thơ là lần thức dậy thứ mấy của anh đội viên? Tại sao trong bài thơ, tác giả chỉ kể lại lần thức dậy thứ nhất và lần thức dậy thứ ba của anh?
3. Đoạn thơ có yếu tố miêu tả không? Yếu tố đó có tác dụng như thế nào?
5. Phát hiện và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm”.
6. Xét theo cấu tạo từ nhẹ nhàng thuộc loại từ nào? Từ ngữ ấy cho em hiểu gì về Bác?
7. Từ “từng” trong câu thơ “Rồi Bác đi dém chăn/ Từng người từng người một” thuộc từ loại nào ? Việc sử dụng từ đó có ý nghĩa gì trong việc diễn đạt ý thơ
?
8 .Bài thơ đã gợi cho em tình cảm gì với Bác. Em có thể làm gì để thể hiện tình cảm đó?
giúp mình với
in progress
0
Tổng hợp
4 years
2020-10-30T10:48:26+00:00
2020-10-30T10:48:26+00:00 3 Answers
780 views
0
Answers ( )
1. Đêm nay Bác không ngủ _ Minh Huệ
2. Lần thức dậy thứ 1_ Trong bài thơ, anh đội viên thức dậy ba lần nhưng tác giả lại không kể lần thứ hai bởi vì điều này không cần thiết, tác giả thay cho việc kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy bằng dấu “…”. Ngược lại, điều này sẽ làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng của anh chiến sĩ.
3.
Cùng với phương thức kể và biểu cảm, miêu tả cũng là một yếu tố nghệ thuật được nhà thơ kết hợp sử dụng trong bài thơ này. Những câu thơ có sử dụng phương thức miêu tả: Vẻ mặt Bác trầm ngâm/ Người cha mái tóc bạc/ Rồi Bác đi dém chăn/ Bác dón chân nhẹ nhành/ Bóng Bác cao lồng lộng/ Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc.
=> Cách miêu tả rất chân thực, tỉ mỉ chính xác sinh động làm toát lên tâm hồn cao đẹp của Bác, vị cha già của dân tộc, hi sình một đời vì non nước Việt Nam.
5. Biện pháp tu từ: ẩn dụ => 2 câu thơ cho ta cảm nhận được tình cảm của Bác đối với các anh bộ đội qua từ “ Người Cha”. Bác giống như người Cha già chăm lo cho đàn con nhỏ: sợ các con rét, “ người Cha” này đã đốt lên ngọn lửa mong các con có thêm hơi ấm.Đó hẳn là tình yêu thiêng liêng, cao quý hơn cả.
6. nhẹ nhàng thuộc loại từ láy.Bác là một người luôn biết nghĩ cho người khác,hết lòng vì dân vì nước
7. từng: lượng từ
Làm chặt chẽ câu thơ về mặt ngữ pháp, làm người đọc dễ hiểu
8. Đối với Bác Hồ, anh chiến sĩ cũng như tình cảm chung của tất cả các anh bộ đội. Đó là lòng kính yêu, biết ơn và cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của Bác. Đó là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó khắc họa hình ảnh Bác Hồ lớn lao, cao cả vào sâu trong lòng mọi người. Qua bài thơ, em càng thêm mến Người. Em sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện đạo đức, noi theo tấm gương Bác để sau này làm việc lớn giúp ích xã hội
1) đoạn thơ trên được trích từ văn bản đêm nay bác không ngủ của tác giả minh huệ
2) đoạn thơ trên là lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên. tác giả chỉ kể lần thứ nhất và lần thứ ba là vì trong cả 3 lần thức dậy thì bác vẫn ngồi im phăng phắc, suy nghĩ trầm ngâm
3) đoạn thơ trên sử dụng yếu tố miêu tả. giúp cho câu văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn
5) câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ là ẩn dụ. giúp cho hình ảnh bác hiện lên gần gũi và thân thương hơn. ví bác như người cha vì những hành động của bác tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao, bác cũng như người cha của các anh chiến sĩ vậy, luôn chăm sóc cho con của mình.
6) từ nhẹ nhàng thuộc tính từ. bác là một người rất nhẹ nhàng, chân thật
7) từ từng thuộc danh từ. giúp cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn
8) bài thơ đã gợi ra cho em hình ảnh bác luôn biết hi sinh vì dân, vì nước. bác thức từ đêm này sang đêm khác chỉ để lo cho dân, cho nước
em sẽ cố gắng chăm học, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của bác hồ kính yêu
CHÚC EM HỌC TỐT
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo thương lại càng thương các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!