chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” *ko chép mạng, viết ngắn ngắn thôi* viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh nha mik đang

Question

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
*ko chép mạng, viết ngắn ngắn thôi*
viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh nha
mik đang cần gấp

in progress 0
Cherry 3 years 2021-05-23T05:12:46+00:00 2 Answers 32 views 0

Answers ( )

    0
    2021-05-23T05:14:07+00:00

    Xưa nay, người Việt Nam ta luôn có một truyền thống đó là tỏ lòng biết ơn đối với người khác. Ông cha ta cũng đã có sự nhắc nhở đối với con cháu của mình thông qua câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    Đúng 3 phút làm theo – sạch xoang quang mũi , hết đờm tại nhàLiki GoldDuyệt vay 80 triệu với sim viettelAvayThực hư chuyện Rolex bản sao giảm giá mạnh chưa tới 2 triệu đồngĐồng Hồ Bản Sao

    Nếu dựa theo nghĩa đen xuất hiện câu chữ thì chúng ta có thể hiểu câu tục ngữ này có ý nhắc nhở con người khi ăn quả thì phải người đã trồng cái cây cho ra thứ quả đó. Bởi nếu không có họ chúng ta chắc chắn không có quả ngon để ăn. Trồng một cái cây để cho nó xanh tươi đã khó, làm sao cho nó ra quả lại càng khó hơn. Họ đã phải đổ nhiều mồ hôi, bỏ nhiều công sức. Do vậy, câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở con người phải biết ơn họ. Hiểu sâu và rộng hơn là biết ơn những người đã tạo ra thành quả lao động để cho chúng ta hưởng, biết ơn những người mang đến cho chúng ta sự ấm no và hạnh phúc.

    Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Không phải bỗng nhiên mà con người có được của cải cả về vật chất lẫn tinh thần. Tất cả là nhờ quá trình đánh đổi mồ hôi, xương máu của rất nhiều thế hệ đi trước. Lịch sử đã ghi nhận biết bao tấm gương anh dũng đã hi sinh vì Tổ quốc. Nhờ có những con người như vậy mới có được đất nước như ngày hôm nay. Rồi những hạt gạo mà chúng ta vẫn ăn mỗi ngày. Nếu không nhờ có những người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì làm sao có được những hạt gạo trắng mẩy thơm ngon như vậy. Biết bao nhiêu công trình, biết bao nhiêu thành tựu để có được cũng phải bỏ không ít công sức. Thậm chí ngôi nhà mà bạn đang ở cũng là do bố mẹ vất vả lao động kiếm tiền cực nhọc mới mua được và chúng ta cũng không thể quên ơn những người thợ đã xây dựng nên nó.

    Xem thêm:  Quan sát tranh (tr 30, Tiếng Việt 3, tập 2), Nói những người trí thức

    Nhớ về cội nguồn và biết ơn những người đi trước, những người cho ta cuộc sống tốt đẹp chính là bổn phận, là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Thế nhưng, lòng biết ơn ấy không phải là sự thể hiện ở lời nói mà phải là sự thể hiện ở hành động. Về phía nhà nước, chúng ta có nhiều phong trào, hoạt động để đền đáp người có công chẳng hạn như xây nhà tình nghĩa cho mẹ Việt Nam anh hùng. Với học sinh chúng ta hôm nay, chúng ta cũng chính là chủ nhân của đất nước trong tương lai. Liệu bạn có muốn con cháu đời sau tỏ lòng biết ơn đối với mình? Nói một cách khác hôm nay chúng ta vừa là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là người trồng cây cho tương lai. Trước hết, chúng ta cần biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô của mình bởi vì họ là những người mang đến cho mình trái ngọt. Không có cha mẹ thì không có chúng ta. Không có thầy cô chúng ta không thể tiếp thu được những kho tàng tri thức của nhân loại.

    Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là để con người hiểu rõ đạo lí làm người. Qua đó, ta biết trân trọng những giá trị mà con người làm ra, biết kính trọng những người đã mang đến cho ta một cuộc sống tốt đẹp.

    0
    2021-05-23T05:14:18+00:00

    Bài kt của mik nhó!

    Là kt nên mik viết hơi dài

    chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-ko-chep-mang-viet-ngan-ngan-tho

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )