Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết ” thương người như thể thương thân ” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ ,dửng dư

Question

Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết ” thương người như thể thương thân ” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ ,dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.(bẰNg 1 bÀI vĂN thuyẾT miNh)

in progress 0
3 years 2021-04-09T05:18:26+00:00 3 Answers 72 views 0

Answers ( )

    0
    2021-04-09T05:20:24+00:00

    Ngay từ những ngày nằm nôi, chúng ta đã được bà, được mẹ ru vào giấc ngủ với những câu hát dân gian mộc mạc mà đậm đà tình người:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

     

    Hay:

     

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

     

    Người trong một nước phải thương nhau cùng”

    Cái tình yêu thương giữa người với người đã từ vô thức mà ngấm vào máu, vào thịt của ta để rồi khi lớn lên, những câu chuyện cổ tích lại âm thầm khai phá tình yêu thương ấy trong tâm hồn chúng ta một cách mãnh liệt hơn. Ta đã yêu quý biết bao cô con gái út phú ông khi thấy cô biết thương mến anh Sọ Dừa mà theo mọi người là “quái dị”, ta yêu mến biết bao Nàng tiên ốc nết na, dịu hiền, biết làm việc nhà thay cho bà cụ bán hàng, ta quý trọng biết bao một cô Tấm vì cái chết của cá Bống mà đau buồn khôn tả,… Văn học dân tộc thực sự dành mối quan tâm lớn cho những con người biết “thương người như thể thương thân” với một tấm lòng lương thiện, văn học ca ngợi họ, cho họ những cái kết có hậu để củng cố lòng tin cho thế hệ sau về “ở hiền gặp lành”. Chỉ có yêu thương người khác thì mới được ngời yêu thương.

    Không chỉ ca ngợi những người biết yêu thương người khác mà văn học vì đó mà phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước hoạn nạn của người khác. Mỗi một chúng ta đều là một phần của xã hội, tuy chúng ta cá thể những không riêng rẽ, chỉ có kẻ ích kỉ mới có suy nghĩ rằng hoạn nạn của người khác không hề liên quan đến mình. Anh chàng trong câu chuyện dân gian “Cháy nhà hàng xóm” cũng chính vì suy nghĩ ấy mà bị một phen hối hận. Ai trên đời rồi cũng sẽ có lúc khó khăn chỉ là tùy thời điểm, ta dửng dưng trước hoạn nạn của người khác mà chỉ lo đến thân mình cũng chỉ là “cười ngời hôm trước, hôm sau người cười”. Ta giúp người, sẽ có lúc, người giúp lại ta, làm người không nên quá tính toán mà phải sống vì nhau. Và đặc biệt, nếu không thể giúp cũng không nên làm hại người khác, đó là công việc vô cùng thất đức. Không ít những kẻ lợi dụng lúc người khác khó khăn mà vụ lợi, thật đáng chê trách.

    Văn học dân tộc “luôn ca ngợi những ai biết thương người như thế thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thở ờ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn”. Câu nói trên hoàn toàn đúng đắn. Văn học đã khiến cho chúng ta biết yêu thương nhau và căm ghét cái xấu xa, đê hèn, văn học chính là ngọn hải đăng soi sáng khiến cho thế hệ sau không bao giờ lạc khỏi con đường lương thiện.

    0
    2021-04-09T05:20:25+00:00

    Từ ngàn đời nay con người Việt Nam đã biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng cha mẹ sinh ra nhưng đều mang nòi giống con Rồng cháu Tiên. Ca dao có câu:

    Bầu ơi! Thương lấy bí cùng,

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Điều đó đã nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu đồng loại. Đó cũng là bản chất tốt đẹp của dân tộc ta. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học vô cùng quý giá về lòng thương người. Người xưa khi để lại những áng văn thơ bất hủ ấy không chỉ muôn chúng ta biết và tự hào về truyền thống “Thương người như thể thương thân” mà còn muôn chúng ta giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu lòng nhân ái được thể hiện qua văn thơ như thế nào? Có lẽ trong thời thơ ấu, không đứa trẻ nào lại không được bà hay mẹ kể cho nghe những câu chuyện cố tích li kì, hấp dẫn Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là truyện tưởng tượng, nó cũng được gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và tình cảm của dân tộc ta. Chúng ta hãy bước vào thế giới cổ tích và tìm đến với những câu chuyện về lòng nhân ái. Có lẽ câu chuyện Thạch Sanh đã thành quen thuộc với chúng ta. Thạch Sanh là một chàng trai khoẻ mạnh, tốt bụng. Ngược lại, Lí Thông là một kẻ mưu mô, xảo trá. Lí Thông đã nhiều lần hãm hại chàng Thạch Sanh nhưng đều thoát được. Khi Thạch Sanh đã cưới được công chúa, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội binh lính mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh liền một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi áo giáp xin hàng, Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Vậy tại sao Thạch Sanh lại không mang quân ra đánh? Thạch Sanh vốn là một con người nhân hậu, chàng không muốn nhiều binh sĩ phải chết vì chiến tranh phi nghĩa. Tại sao tiếng đàn Thạch Sanh lại làm hại được quân mười tám nước hùng mạnh? Khi binh sĩ đầu hàng, chàng không những không đánh họ, mà còn sai người mang cơm ra thết đãi. Thạch Sanh thật là một con người vô cùng độ lượng. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đó thật là một kết thúc có hậu phải không các bạn? Tuy trong truyện có những chi tiết tưởng tượng li kì, không có thật, nhưng câu chuyện đã cho ta thấy ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo của nhân dân ta.

    Nhưng không chỉ trong truyện cổ tích, ngay đời sống hằng ngày cũng có những con người như vậy, những con người luôn quan tâm tới người khác. Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có đoạn như sau:

    Ông đồ vẫn ngồi đấy,

    Qua đường không ai hay,

    Lá vàng rơi trên giấy;

    Ngoài giời mưa bụi bay.

    Trong đoạn thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tạc nên hình ảnh ông đồ của một thời tàn. Giờ đây ông đồ chỉ như một cái bóng vô hình lặng lẽ ngồi đó, người qua đường chẳng ai chú ý tới ông. Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để bộc lộ tâm trạng ông đồ. Mùa xuân mà lại có lá vàng rơi. Lá vàng là biểu tượng cho sự tàn úa. Mưa bụi tuy thật nhẹ nhàng nhưng lại thật là dai dẳng. Nó làm tê tái cả lòng người. Đó không chỉ là nỗi buồn của ông đồ mà còn là nỗi nhớ tiếc của tác giả:

    Năm nay đào lại nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    0
    2021-04-09T05:20:31+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )