Trong văn tự sự, kiểu bài kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người viết. Vì thế, học sinh rất thích viết kiểu bài này. Song trong thực tế các em còn gặp nhiều khó khăn, vì chưa xác định được định hướng khi làm bài. Kể chuyện tưởng tượng có rất nhiều dạng: tưởng tượng dựa vào tác phẩm văn học; tưởng tượng những chuyện sẽ có thể xảy ra trong tương lai; tưởng tượng những chuyện viễn tưởng, giả tưởng; tưởng tượng truyện phiêu lưu, khám phá…
Muốn làm tốt một bài văn kể chuyện tưởng tượng thì câu chuyện được kể cần đảm bảo các yêu cầu của bài văn tự sự nói chung. Bên cạnh đó, nên chú ý đến một số đặc điểm riêng của kiểu bài. Chẳng hạn như về tính chất, “biên độ” mở của tưởng tượng. Các em có thể tự do tưởng tượng, sáng tạo song cần phải chú ý đến mục đích và thông điệp gửi gắm trong câu chuyện đang kể. Các yếu tố tưởng tượng trong câu chuyện cần phải hợp lí, có độ tin cậy, mới thuyết phục được người đọc… Viết văn kể chuyện tưởng tượng, cũng cần sử dụng triệt để nghệ thuật nhân hoá, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng cách nói cường điệu, phóng đại… để tạo nên “chất vị” riêng của kiểu bài…
Đối với dạng bài kể chuyện tưởng tượng dựa vào ý của đoạn thơ, bài thơ các em có thể tham khảo phần hướng dẫn làm bài sau:
-Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ để xác định nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó.
-Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ; tình huống, sự việc chính trong đoạn thơ, bài thơ.
-Lựa chọn sự việc, chi tiết, hình ảnh nào sẽ lấy trong đoạn thơ, bài thơ và dự kiến sẽ thêm thắt chi tiết, hình ảnh phụ nào cho vào bài viết để xây dựng thành câu chuyện hấp dẫn (cần tôn trọng nhân vật, sự việc, nội dung cơ bản của đoạn thơ, bài thơ song không nên quá phụ thuộc máy móc vào tác phẩm mà bài viết sẽ sa vào diễn xuôi thơ hoặc liệt kê các sự việc một cách cứng nhắc, đơn điệu).
-Từ những sự việc đã lựa chọn, người viết định hình sẽ bắt đầu câu chuyện từ đâu? Những gì sẽ xảy ra và kết thúc như thế nào? Sau đó, sắp xếp thành một cốt truyện hợp lí mà vẫn tạo được những cao trào, điểm thắt nút… giúp cho câu chuyện bất ngờ thú vị (có thể sử dụng cách kể không theo trình tự thời gian; xây dựng chi tiết hay, độc đáo, ấn tượng từ những sự việc bình thường sẵn có trong tác phẩm thơ, những chi tiết có tính móc nối logic, bất ngờ).
-Lựa chọn cách mở bài và kết bài tương ứng với nhau. Có thể lấy ý mở của tác phẩm thơ làm mở bài, lấy ý kết của tác phẩm thơ làm kết bài. Đó được coi là cách mở trực tiếp. Nhưng cũng có thể mở bài theo cách mở gián tiếp bằng cách tự mình nghĩ ra phần dẫn dắt giới thiệu nhân vật, sự việc sau đó bắt nhịp vào sự việc, chi tiết trong tác phẩm thơ làm thành phần thân bài.
Hoàn thành bài viết. Chọn lọc từ ngữ, câu văn sao cho câu chuyện được kể hay và hấp dẫn để người đọc cũng được nhập cuộc tham gia phiêu lưu cùng nhân vật, sống cùng với thế giới tưởng tượng trong câu chuyện.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo văn tưởng tượng các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!
Answers ( )
Trong văn tự sự, kiểu bài kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người viết. Vì thế, học sinh rất thích viết kiểu bài này. Song trong thực tế các em còn gặp nhiều khó khăn, vì chưa xác định được định hướng khi làm bài. Kể chuyện tưởng tượng có rất nhiều dạng: tưởng tượng dựa vào tác phẩm văn học; tưởng tượng những chuyện sẽ có thể xảy ra trong tương lai; tưởng tượng những chuyện viễn tưởng, giả tưởng; tưởng tượng truyện phiêu lưu, khám phá…
Muốn làm tốt một bài văn kể chuyện tưởng tượng thì câu chuyện được kể cần đảm bảo các yêu cầu của bài văn tự sự nói chung. Bên cạnh đó, nên chú ý đến một số đặc điểm riêng của kiểu bài. Chẳng hạn như về tính chất, “biên độ” mở của tưởng tượng. Các em có thể tự do tưởng tượng, sáng tạo song cần phải chú ý đến mục đích và thông điệp gửi gắm trong câu chuyện đang kể. Các yếu tố tưởng tượng trong câu chuyện cần phải hợp lí, có độ tin cậy, mới thuyết phục được người đọc… Viết văn kể chuyện tưởng tượng, cũng cần sử dụng triệt để nghệ thuật nhân hoá, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng cách nói cường điệu, phóng đại… để tạo nên “chất vị” riêng của kiểu bài…
Đối với dạng bài kể chuyện tưởng tượng dựa vào ý của đoạn thơ, bài thơ các em có thể tham khảo phần hướng dẫn làm bài sau:
-Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ để xác định nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó.
-Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ; tình huống, sự việc chính trong đoạn thơ, bài thơ.
-Lựa chọn sự việc, chi tiết, hình ảnh nào sẽ lấy trong đoạn thơ, bài thơ và dự kiến sẽ thêm thắt chi tiết, hình ảnh phụ nào cho vào bài viết để xây dựng thành câu chuyện hấp dẫn (cần tôn trọng nhân vật, sự việc, nội dung cơ bản của đoạn thơ, bài thơ song không nên quá phụ thuộc máy móc vào tác phẩm mà bài viết sẽ sa vào diễn xuôi thơ hoặc liệt kê các sự việc một cách cứng nhắc, đơn điệu).
-Từ những sự việc đã lựa chọn, người viết định hình sẽ bắt đầu câu chuyện từ đâu? Những gì sẽ xảy ra và kết thúc như thế nào? Sau đó, sắp xếp thành một cốt truyện hợp lí mà vẫn tạo được những cao trào, điểm thắt nút… giúp cho câu chuyện bất ngờ thú vị (có thể sử dụng cách kể không theo trình tự thời gian; xây dựng chi tiết hay, độc đáo, ấn tượng từ những sự việc bình thường sẵn có trong tác phẩm thơ, những chi tiết có tính móc nối logic, bất ngờ).
-Lựa chọn cách mở bài và kết bài tương ứng với nhau. Có thể lấy ý mở của tác phẩm thơ làm mở bài, lấy ý kết của tác phẩm thơ làm kết bài. Đó được coi là cách mở trực tiếp. Nhưng cũng có thể mở bài theo cách mở gián tiếp bằng cách tự mình nghĩ ra phần dẫn dắt giới thiệu nhân vật, sự việc sau đó bắt nhịp vào sự việc, chi tiết trong tác phẩm thơ làm thành phần thân bài.
Hoàn thành bài viết. Chọn lọc từ ngữ, câu văn sao cho câu chuyện được kể hay và hấp dẫn để người đọc cũng được nhập cuộc tham gia phiêu lưu cùng nhân vật, sống cùng với thế giới tưởng tượng trong câu chuyện.
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào? )
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo văn tưởng tượng các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!