Share
Cho đoạn văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc h
Question
Cho đoạn văn:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…”
Câu 1. Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả? (2,0 điểm)
Câu 2. Đoạn trên tả cảnh gì? Cho biết tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu để miêu tả cảnh ấy. (1,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm)
Câu 4. Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chính nào? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả? (1,5 điểm)
Câu 5. Viết đoạn văn (7-9 câu) với câu chủ đề: “Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ và tráng lệ.”.Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ. (4,5 điểm)
mik hứa cho ctlhn
in progress
0
Môn Văn
3 years
2021-06-05T11:17:05+00:00
2021-06-05T11:17:05+00:00 2 Answers
100 views
0
Answers ( )
1) Cô Tô. Nguyễn Tuân. Ông là một nhà văn Việt Nam. Sở trường là tùy bút và ký. Ông viết văn với phong cách tài hoa, uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện phong cách độc đáo và sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
2) Tả cảnh mặt trời mọc. Điểm nhìn là Biển Đông để miêu tả cảnh.
3) So sánh.
4) Vắng chủ ngữ. Việc vắng thành phần ấy thể hiện nghệ thuật ẩn dụ về mặt trời.
5) Mình không biết làm.
Câu 1:
-. Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân.
– Hiểu biết của em về tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn Việt Nam. Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện.
Câu 2:
-Đoạn trên tả cảnh mặt trời mọc sau cơn mưa.
-Tác giả đã chọn điểm nhìn là Biển Đông để miêu tả cảnh ấy
Câu 3:
-Biện pháp tu từ nổi bật là : So sánh :”Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn “
Câu 4:
-Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chính là chủ ngữ
-Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật ẩn dụ về mặt trời
Câu 5:
-Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ và tráng lệ. Lúc đó có những chú chim hải âu bay luợn xung quanh như chào đón một ngày mới. Tác giả chỉ cần nhìn qua thôi cũng đã cảm thấy được sự thiêng liêng của biển đảo tổ quốc vào ngày bình minh. Không chỉ vậy, ở xa xa những con người đánh bắt cá xuyên đêm giờ mới trở về. Trên khoang thuyền của họ đầy ắp cá tôm – những của quý của biển mẹ. Họ đã không kể ngày đêm mang về cho đất liền những hải sản của biển khơi trước sự chứng kiến của mặt trời đang mọc. Đó thật là một cảnh tượng huy hoàng, hoành tráng
=> Từ láy: thiêng liêng
Cụm danh từ: ở xa xa những con người đánh bắt cá xuyên đêm giờ mới trở về.