Share
Câu1: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong câu băn sau” Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ tịch cũng giả
Question
Câu1: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong câu băn sau” Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ tịch cũng giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
Câu2: Nhà văn Phạm Văn Đồng đã chứng minh Bác giản dị trong những phương diện nào trong đoạn văn trên
in progress
0
Môn Văn
3 years
2021-05-19T09:11:38+00:00
2021-05-19T09:11:38+00:00 1 Answers
165 views
0
Answers ( )
Bài1:
1. Biện pháp tu từ 1
– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (trong; giản dị; đó)
– Tác dụng: (bn dựa vào ý này để viết thành đoạn)
+ Nhờ việc sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn văn trên, tác giả Phạm Văn Đồng đã khiến cho lời lẽ của mình dập dìu như một bài ca, nhấn mạnh những điểm đặc biệt cần chú ý làm người đọc thấm thía được thêm kiến thức mới mẻ trong đời.
+ Ông đánh giá cao đức tính giản dị, từ “giản dị” được lặp lại nhiều lần cho người đọc chú ý vào nó, để tâm đến nó, tìm hiểu nó và làm theo nó. . . (điệp ngữ “giản dị”), đồng thời tôn vinh bản tính này
+ Ca ngợi về việc Bác Hồ là một nhân chứng sống động của lòng giản dị, Bác giản dị trong rất nhiều thứ, rất nhiều thứ (điệp ngữ “trong”) để chúng ta có thể học theo
+ nhấn mạnh “cái đó”, giúp người đọc, người nghe tập trung hơn về định nghĩa luôn tồn tại cần thiết cho đời người, đồng thời tỏ thái độ nôn nóng muốn truyền đạt ngay cho người đọc, người nghe, giải quyết câu hỏi luôn đặt ra trong xã hội đó (điệp ngữ “đó”)
+ Phải chăng, nhờ trí thông minh dạt dào về lòng cảm mến Bác Hồ vô bờ bến mà Phạm Văn Đồng có thể viết lên được những câu văn công phu hay đến vậy?
2. Biện pháp tu từ 2
– Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thứ mà Bác giản dị trong lời văn đầu tiên của đoạn trích)
– Tác dụng: (bn dựa vào những ý này mà viết thành đoạn)
+ Nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê thành công mà tác giả Phạm Văn Đồng đã nói lên được gần hết những gì mà Bác Hồ giản dị ở.
+ Từ đó, tác giả tôn vinh Bác, ca ngợi Bác.
+ Phải chăng, nhờ lòng cảm mến Bác dạt dào mà tác giả Phạm Văn Đồng có thể cất lên được những lời lẽ công phu hay đến vậy về Bác?
Bài2:
Cuộc đời Bác biết mấy gian lao nhưng ở bất kì đâu, làm gì, Người cũng giữ gìn phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, sống trong sáng, thanh bạch, giản dị, khiêm tốn.
– Điều đó được thể hiện qua đời sống của Bác:
+ Sinh hoạt hàng ngày: bữa ăn chỉ có vài món rất đơn sơ…
+ Căn nhà đơn sơ, vỏn vẹn chỉ có vài ba phòng; đồ dùng chỉ mấy bộ quần áo, bộ bàn ghế làm việc, chiếc giường đơn…
+ Công việc bận rộn suốt ngày, từ việc nhỏ đến việc lớn (trồng cây, viết thư, nói chuyện với các cháu… đến cứu nước, cứu dân…)
+ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm lấy được thì làm, không cần người giúp. Vì thế, người giúp việc cho Bác cũng không nhiều.
– Người sống giản dị, thanh bạch nhưng không khắc khổ. Ngược lại, đời sống vật chất giản dị ấy luôn hòa hợp với tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp. Đấy chính là đời sống văn minh mà Bác muốn nêu gương cho tuổi trẻ hôm nay.
– Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì Người muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
– Sự giản dị của Bác suy cho cùng là chân lí của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Chân lí giản dị nhưng vững bền, không gì lay chuyển được. Nó sâu sắc, thâm nhập vào trái tim, bộ óc của Người và triệu triệu con người Việt Nam.
=> Tóm lại đời sống, con người, tư tưởng, tình cảm của Người đều giản dị. Đức tính quý báu ấy xứng đáng cho chúng ta học tập và noi theo.