Câu 2: Khối lượng nguyên tử 24 Mg = 39,8271.10 -27 kg. Cho biết 1đvC = 1,6605.10 – 24 gam. Khối lượng nguyên tử 24 Mg tính theo đvC bằng A. 23,985. B.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử 24 Mg = 39,8271.10 -27 kg. Cho biết 1đvC = 1,6605.10 –
24 gam. Khối lượng nguyên tử 24 Mg tính theo đvC bằng
A. 23,985. B. 24,000. C. 66,133. D. 23,985.10 -3 .
Câu 3: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10 -23 gam, khối lượng của
nguyên tử Al là:
A. 0,885546.10 -23 gam. B. 4,48335.10 -23 gam.
C. 3,9846.10 -23 gam. D. 0,166025.10 -23 gam.
Câu 4: Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10 -23 gam. Khối lượng
tính bằng gam của nguyên tử Na là
A. 3,56.10 -23 gam. B. 3,731.10 -23 gam. C. 3,82.10 -23 gam. D. 1,91.10 -23 gam.
Câu 5: Khối lượng thực của nguyên tố oxi là
A.  2,656 gam. B.  1,656.10 -23 gam. C.  2,656.10 -23 gam. D. 3,656.10 -23
gam.
Câu 6: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10 -23 gam. Một đơn vị cacbon
(đvC) có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Nguyên tử X nặng
5,312.10 -23 gam, X là nguyên tử của nguyên tố hóa học nào?
A.  O: 16 đvC. B. Fe: 56 đvC. C. S: 32 đvC. D. P: 31 đvC.
Dạng 2: Tìm số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử
Câu 7: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện chiếm
35,7% thì số electron của nguyên tử X là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 8: Nguyên tử X có tổng  số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và
số nơtron của X lần lượt là
A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và
18.
Câu 9: Một nguyên tố R có tổng số hạt (proton, electron, nơtron) là 46. Trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hạt proton của R là
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.
Câu 10: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. X là
A. Na. B. Mg. C. Al. D. Si.
Câu 11: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt
mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. M là
A. C. B. O. C. S. D. N.
Câu 12: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng
8/15tổng số hạt mang điện. X là
A. N. B. O. C. P. D. S.
Câu 13: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp
1,8333 lần số hạt không mang điện. X là
A. Mg. B. Li. C. Al. D. Na.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, nơtron,
electron là 180. Trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không
mang điện. X là
A. Cl. B. Br. C. I. D. F.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không
mang điện chiếm khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. X là
A. S. B. N. C. F. D. O.
Câu 16: Oxit X có công thức là X 2 O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là
A. Ag 2 O. B. K 2 O. C. Li 2 O. D. Na 2 O.
Câu 17: Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX 2 là 288, trong đó tổng số hạt mang
điện hơn số hạt không mang điện là 72. X là
A. Clo. B. Brom. C. Iot. D. Flo.
Câu 18: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M 3 N 2 có tổng
số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện
là 44. Công thức phân tử của X là
A. Ca 3 N 2 . B. Mg 3 N 2 . C. Zn 3 N 2 . D. Cu 3 N 2 .
Câu 19: Tổng số hạt proton, notron và electron trong 2 nguyên tử A và B là 142,
trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số
hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. A, B lần lượt là
A. K, Mn. B. Cr, Zn. C. Na, Cl. D. Ca, Fe.
Câu 20: Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X
và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện
là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là
A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Na và Ca. D. Mg và Ca.
Dạng 3: Xác định số nguyên tử, hóa trị, nguyên tử khối, kí hiệu của nguyên
tử trong hợp chất
Câu 21: Hợp chất Al x (NO 3 ) 3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 22: Hợp chất X có công thức Fe(NO 3 ) x và có khối lượng phân tử là 242. Giá
trị của x là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 23: Một oxit có công thức M 2 O x có phân tử khối là 102. Biết nguyên tử khối
của M là 27, hóa trị của M là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 24: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là
nguyên tố nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. K. D. Fe.
Câu 25: Thêm 5 đvC cho khối lượng nguyên tử của nguyên tố X để nguyên tử
khối của nó bằng hai lần nguyên tử khối của oxi. X là
A. Mg. B. Ca. C. Fe. D. Al.
Câu 26: Kim loại M tạo ra oxit M 2 O 3 có phân tử khối của oxit là 160. Nguyên tử
khối của M là
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64.
Câu 27: Hợp chất M có công thức hóa học Na 2 RO 3 có phân tử khối bằng 126. R là
nguyên tố nào?
A. C. B. Si. C. P. D. S.
Câu 28: Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO 4 có phân tử khối là 120. Kim loại M
làA. magie. B. đồng. C. sắt. D. bạc.
Câu 29: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH) 3 có phân tử khối là 78. Nguyên tử khối
của M là
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64.
Câu 30: Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là
102 đvC. Nguyên tử khối của R là
A.  46. B.  27. C.  54. D.  23.

0 thoughts on “Câu 2: Khối lượng nguyên tử 24 Mg = 39,8271.10 -27 kg. Cho biết 1đvC = 1,6605.10 – 24 gam. Khối lượng nguyên tử 24 Mg tính theo đvC bằng A. 23,985. B.”

  1. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo nguyên tử khối của mg các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment