Câu 1: Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết? A. Em bé thông minh C. Sự tích hồ Gươm B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng Cháu Tiên C

Câu 1: Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết?
A. Em bé thông minh C. Sự tích hồ Gươm
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng Cháu Tiên
Câu 2: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là:
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Câu 3: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:
A. Chống giặc ngoại xâm B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 4: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau dẹp tan giặc Ân xâm lược.
C. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dụng nước, cha ông ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông.
Câu 5: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân.
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc B. Người anh hùng cứu nước
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng D. Tình làng nghĩa xóm.
Câu 6: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:
A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.
C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và căm ghét Thủy Tinh .
Câu 7: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên:
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
B. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế.
C. Nhận thức và giải thích hiện tượng bằng trí tưởng tượng phong phú.
D. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học.
Câu 8: Vì sao tác giả dân gian để cho Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long?
A. Rùa vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên Hồ Gươm.
B. Là vua nên Lê Lợi không cần về nơi nhận gươm để trả lại.
C. Thể hiện tư tưởng hòa bình của dân trên khắp mọi miền đất nước.
D. Đất nước đã hòa bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm.
Câu 9: Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra:
A. Hành động của nhân vật B. Ngôn ngữ của nhân vật
C. Lời kể của truyện D. Tình huống truyện
Câu 10: Ý nào không thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân qua hình tượng Thạch Sanh?
A. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình.
B. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh.
C. Ước mơ hạnh phúc, ước mơ có những điều kì diệu là thay đổi cuộc đời.
D. Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân.
Câu 11: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt qua những thách đố oái oăm …) từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. Là nội dung của văn bản:
A. Thạch Sanh B. Thánh Gióng
C. Em bé thông minh D. Con Rồng Cháu Tiên
Câu 12: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Ca ngợi sự ra đời các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc việt nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Câu 13: “Hình vuông trong trắng ngoài xanh
Có đậu, có hành có cả thịt heo”
Câu thơ trên liên quan đến truyền thuyết nào?
A. Thánh Gióng B. Con Rồng cháu Tiên
C. Bánh chưng, bánh giầy D. Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 14: Thần Tản Viên là ai?
A. Lạc Long Quân B. Lang liêu
C. Thủy tinh D. Sơn tinh
Câu 15: Truyền thuyết Tháng Gióng phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Người anh hùng chống giặc cứu nước. B. Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C. Tình làng nghĩa xóm. D.Vũ khí hiện đại để giết giặc.
Câu 16: Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
A. Lê thận kéo được lưỡi gươm. B. Lê Lợi lượm chuôi gươm.
C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa. D. khi Lê Lợi hoàn gươm
Câu 17: Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh Và Thủy Tinh là:
A. Vua Hùng kén rể. B. Vua ra lễ vật không công bằng.
C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.

0 thoughts on “Câu 1: Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết? A. Em bé thông minh C. Sự tích hồ Gươm B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng Cháu Tiên C”

  1. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo các truyện truyền thuyết việt nam các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment