Câu 1: Chi tiết cuối cùng kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kì ảo. a)Hãy kể lại ngăn gọn chỉ tiết ấy bằng một đoạ

Câu 1: Chi tiết cuối cùng kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kì ảo.
a)Hãy kể lại ngăn gọn chỉ tiết ấy bằng một đoạn văn từ 3-5 câu văn.
b)Nhận xét vẻ chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở
ngay trong cái lung linh kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?
c)Nêu những nguyên nhân dẫn tới cái chết oan khuất của Vũ Nương?
d) Có mấy cái bóng xuất hiện trong tác phẩm? Nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng?
e)Nêu ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm?
cau-1-chi-tiet-cuoi-cung-ket-thuc-chuyen-nguoi-con-gai-nam-uong-cua-nguyen-du-la-mot-chi-tiet-ki

0 thoughts on “Câu 1: Chi tiết cuối cùng kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết kì ảo. a)Hãy kể lại ngăn gọn chỉ tiết ấy bằng một đoạ”

  1. a. Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang – người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó còn là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
    b. Qua chi tiết kì ảo ở cuối chuyện có ý kiến cho rằng ” Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo” em hoàn toàn đồ ng ý với ý kiến đó . Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh. Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…

    c.

    – Trương Sinh cả ghen là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương.

    – Chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

    – Ngoài ra, do con thơ vô tình hại mẹ, do Vũ Nương yếu đuối, do lễ giáo phong kiến khắt khe… cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết.

    – Song, bao trùm vào sâu xa hơn cả, đó là do chế độ xã hội phong kiến đã không bảo đảm được quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt ra khỏi giới hạn bị kịch một gia đình. Đó là bi kịch số phận của một lớp người trong xã hội.

    d.

    *Có 2 cái bóng:

    – Cái bóng “trên tường”vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha, từ đó nhận ra mình đã nghi oan cho Vũ Nương. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

    – Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

    + xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”: khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
    + mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

    e. ý nghĩa chi tiết kì ảo: 

    – Trước hết, những chi tiết này đã phủ lên câu chuyện một lớp sương mờ hư ảo, kì quái, đậm chất dân gian, làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò, hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc.

    – Các chi tiết kì ảo góp phần hoàn thiện tính cách và nhân phẩm của nhân vật. 

    – Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Đó là tiếng nói bênh vực con người, là minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian.

    – Thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.

    – Các chi tiết kì ảo cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chổng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. 

    Reply

Leave a Comment