Share
Cảm thụ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Hạt gạo làng ta là một bài thơ hay và cảm xúc của tác giả Trần Đăng Khoa. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm, đồng thời là sự trân quý những hạt gạo trắng ngần được làm ra từ biết bao mồ hôi, công sức của người dân lao động. Đặc biệt đoạn thơ nói về nguồn gốc dân dã của hạt gạo là một đoạn thơ hay, để lại nhiều cảm xúc cho người đọc .
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.”
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã thể hiện giá trị của gạo để thể hiện giá trị của hạt gạo. Hạt gạo bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của người việt Nam mà nảy sinh ra .Việt Nam ta vốn là đất nước nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết.
Chính những hạt lúa nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả giá trị tinh thần vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Dường như, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp đẽ nhất và tinh túy nhất.
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.
” Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy…”
Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được ” vị phù sa”. ” hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:
“Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. “
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
” Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên: Để làm ra hạt gạo thơm ngon, trắng ngần, người nông dân của ta đã phải vất vả quá nhiều. Chính vì vậy, những người thưởng thức và tiêu thụ sản phẩm từ gạo cần phải biết trân quý hạt gạo quê hương. Nâng niu hạt gạo hay đó cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của mình đối với những công sức của người nông dân đã bỏ ra.
Có thể nói, bài thơ ” Hạt gạo làng ta” với đoạn thơ đầu tiên nói về nguồn gốc của hạt gạo đã cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm nâng niu, yêu mến và trân trọng hạt hạo của tác giả. Qua đó, tác giả cũng muốn nhắc nhở mọi nguoeif hãy trân trọng hạt gạo tinh khôi và bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước từ những hạt gạo trắng ngần.
Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo hạt gạo làng ta có vị phù sa các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!