Chiếc khăn quàng đỏ ngày ngày theo nhịp bước chúng ta tới trường, cùng chúng ta học tập, vui chơi. Cùng chúng ta chia sẻ bao niềm vui nỗi buồn đã trở thành một hành trang thân thương không thể thiếu đối với mỗi đội viên chúng ta. Chiếc khăn quàng đỏ là một phần lá cờ của Tổ quốc.
Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở chúng ta về những trang sử hào hùng của dân tộc, nhắc ta về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Màu đỏ ấy nhắc ta hãy tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bởi chúng ta có quyền tự hào về những anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám, anh Phạm Ngọc Đa, về Đội thiếu niên tình báo Bát Xát, về anh Nguyễn Bá Ngọc, chị Bùi Thu Nội…
Hành động anh hùng của các thế hệ đội viên đã tô thắm thêm lá cờ đội, tô thắm chiếc khăn quàng, làm rạng rỡ truyền thống “Lớp cha trước, lớp con sau…” Thật xúc động và tự hào biết bao khi ta được đứng trong đội ngũ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.
Vậy mà… rất tiếc, rất buồn khi tôi phải nêu lên đây một hiện tượng đáng chê trách rằng: Trong số những đội viên của chúng ta, có không ít bạn không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của chiếc khăn quàng đội, không cảm nhận được niềm vinh dự, tự hào khi được mang chiếc khăn quàng đội viên trên vai.
Bởi vậy, việc đeo khăn quàng với các bạn ấy là điều bắt buộc. Các bạn chỉ thực hiện khi các thầy cô hoặc các bạn cán bộ lớp kiểm tra, còn không thì lại vo tròn nhét vào túi áo, túi quần làm chiếc khăn nhàu nát. Nhiều bạn đeo khăn rất cẩu thả, tùy tiện, chỉ vội vàng buộc thắt nút, khiến cho chiếc khăn xộc xệch, không đúng nghi thức đội. Có những bạn chẳng hề nâng niu trân trọng chiếc khăn mà bạ đâu vứt đấy, thậm chí còn dùng làm dẻ lau bảng, lau bút hoặc biến thành đồ chơi để quăng, vụt, ném, trói nhau…
Tất cả những hành vi ấy đều không đúng với tư cách của một đội viên, không xứng đáng với truyền thống đội, với màu khăn quàng đỏ thiêng liêng.
Nét đẹp đội viên không chỉ được thể hiện ở kết quả học tập tốt, ở trang phục quần áo đẹp, ở những tài năng, năng khiếu… mà còn được thể hiện ở những hành động, việc làm hàng ngày, mà trước hết ở việc tuân thủ tốt nghi thức đội viên, đặc biệt là ý thức đeo chiếc khăn quàng hàng ngày, ở những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của chiếc khăn quàng, về truyền thống của đội.
Chúng ta hiểu rằng được mang chiếc khăn quàng đỏ trên vai là một niềm vinh dự tự hào của người đội viên. Trước khi đi học, chúng ta hãy đứng trước gương chỉnh đốn lại trang phục và xin hãy đeo chiếc khăn quàng đúng với nghi thức đội. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy vui hơn trên đường tới trường, sẽ nhận được bao ánh mắt trìu mến, yêu thương của mọi người, sẽ thấy như vang lên trong tim lời hát:
“Các cháu hãy cố gắng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”
Các bạn thân mến!
Toàn liên đội chúng ta hãy dấy lên phong trào thi đua học tập, tu dưỡng “Tiến bước lên Đoàn”, để xứng đáng với truyền thống của Đội, với chiếc khăn quàng đỏ, xứng là một đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Answers ( )
Các bạn thân mến!
Chiếc khăn quàng đỏ ngày ngày theo nhịp bước chúng ta tới trường, cùng chúng ta học tập, vui chơi. Cùng chúng ta chia sẻ bao niềm vui nỗi buồn đã trở thành một hành trang thân thương không thể thiếu đối với mỗi đội viên chúng ta. Chiếc khăn quàng đỏ là một phần lá cờ của Tổ quốc.
Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở chúng ta về những trang sử hào hùng của dân tộc, nhắc ta về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Màu đỏ ấy nhắc ta hãy tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bởi chúng ta có quyền tự hào về những anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám, anh Phạm Ngọc Đa, về Đội thiếu niên tình báo Bát Xát, về anh Nguyễn Bá Ngọc, chị Bùi Thu Nội…
Hành động anh hùng của các thế hệ đội viên đã tô thắm thêm lá cờ đội, tô thắm chiếc khăn quàng, làm rạng rỡ truyền thống “Lớp cha trước, lớp con sau…” Thật xúc động và tự hào biết bao khi ta được đứng trong đội ngũ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.
Vậy mà… rất tiếc, rất buồn khi tôi phải nêu lên đây một hiện tượng đáng chê trách rằng: Trong số những đội viên của chúng ta, có không ít bạn không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của chiếc khăn quàng đội, không cảm nhận được niềm vinh dự, tự hào khi được mang chiếc khăn quàng đội viên trên vai.
Bởi vậy, việc đeo khăn quàng với các bạn ấy là điều bắt buộc. Các bạn chỉ thực hiện khi các thầy cô hoặc các bạn cán bộ lớp kiểm tra, còn không thì lại vo tròn nhét vào túi áo, túi quần làm chiếc khăn nhàu nát. Nhiều bạn đeo khăn rất cẩu thả, tùy tiện, chỉ vội vàng buộc thắt nút, khiến cho chiếc khăn xộc xệch, không đúng nghi thức đội. Có những bạn chẳng hề nâng niu trân trọng chiếc khăn mà bạ đâu vứt đấy, thậm chí còn dùng làm dẻ lau bảng, lau bút hoặc biến thành đồ chơi để quăng, vụt, ném, trói nhau…
Tất cả những hành vi ấy đều không đúng với tư cách của một đội viên, không xứng đáng với truyền thống đội, với màu khăn quàng đỏ thiêng liêng.
Nét đẹp đội viên không chỉ được thể hiện ở kết quả học tập tốt, ở trang phục quần áo đẹp, ở những tài năng, năng khiếu… mà còn được thể hiện ở những hành động, việc làm hàng ngày, mà trước hết ở việc tuân thủ tốt nghi thức đội viên, đặc biệt là ý thức đeo chiếc khăn quàng hàng ngày, ở những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của chiếc khăn quàng, về truyền thống của đội.
Chúng ta hiểu rằng được mang chiếc khăn quàng đỏ trên vai là một niềm vinh dự tự hào của người đội viên. Trước khi đi học, chúng ta hãy đứng trước gương chỉnh đốn lại trang phục và xin hãy đeo chiếc khăn quàng đúng với nghi thức đội. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy vui hơn trên đường tới trường, sẽ nhận được bao ánh mắt trìu mến, yêu thương của mọi người, sẽ thấy như vang lên trong tim lời hát:
“Các cháu hãy cố gắng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”
Các bạn thân mến!
Toàn liên đội chúng ta hãy dấy lên phong trào thi đua học tập, tu dưỡng “Tiến bước lên Đoàn”, để xứng đáng với truyền thống của Đội, với chiếc khăn quàng đỏ, xứng là một đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.