Cảm nhận đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây

Cảm nhận đoạn văn sau:
“ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

0 thoughts on “Cảm nhận đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây”

  1. Bài làm:

    Bằng trí tưởng tượng độc đáo của tác giả Minh Phương, cùng với khung cảnh tuyệt vời nơi Sài Gòn này, đã tạo nên một bài văn chứa đầy cảm xúc chân thật, yêu quý như bài “Sài Gòn tôi yêu”. Đúng vậy, qua bài văn của Minh Phương, tôi đã nhìn thấy một khung cảnh tuyệt vời vào buổi sớm, buổi chiều hay đêm khuya, sự yêu thích Sài Gòn của tôi cũng dần lớn lên. Mặc dù chưa tận mắt thấy Sài Gòn, chưa được cảm nhận không khí ở đó, nhưng nhờ tác giả Minh Phương đã vẽ cho tôi một Sài Gòn quá tuyệt vời, lôi cuốn tôi vào cảnh đẹp của nó.

    Qua câu “Tôi yêu Sài Gòn da diết” của tác giả, tôi đã thấy Minh Phương là một người rất yêu mảnh đất Sài Gòn này, yêu nhiều không tưởng, không thể miêu tả được, từ “da diết” đã làm tôi và người đọc hiểu được điều ấy – tấm lòng của tác giả. Khi tác giả miêu tả lúc buổi sớm, buổi chiều, lúc đêm khuya, tôi đã nhận ra tác giả rất rất yêu quê hương mình, vì khi yêu nơi nào đó, họ sẽ chăm chú từng khoảnh khắc, ghi lại những kí ức đẹp trong tâm trí, bộc lộ một tình yêu quá chân thật.

    Nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào đã là tác giả quá say mê, nếu ở đó tôi cũng có thể cảm nhận được, nhưng lại không bằng tác giả. “Buổi chiều lộng gió nhớ thương”, đọc lên thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến gió, nhưng khi phân tích rõ thì tác giả đã dùng phép ẩn dụ trong câu này. Gió chỉ ta, nhớ thương chỉ ta nhớ thương, gió nhớ thương chỉ ta nhớ thương, với ta ở đây là Minh Phương – người cảm nhận vẽ đẹp hùng vĩ này.

    “Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”, với câu này tôi sẽ nghĩ tác giả là một người rất hồn nhiên và lạc quan, khi nhìn bầu trời ui ui thì lại trong vắt. Điều đó cũng có thể nói người yêu Sài Gòn da diết chính là Minh Phương. Bởi thời tiết ở Sài Gòn rất bất thường, lúc mưa lúc nắng, kiểu giống như em bé lúc khóc lúc cười vậy. Vì vậy, tác giả đã nói “Sài Gòn vẫn còn trẻ”. Hoặc có thể hiểu sang nghĩa khác như tác giả đã phân tích ở đầu bài văn.

    “Cảnh đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”, lại một lần nữa tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật, đó là hoán dụ. Sử dụng từ “tiếng ồn” để thay thế cho con người. Ở đây, có thể chứng minh tác giả là một người giỏi về văn học, sử dụng nhiều biện pháp, dùng đúng nơi và đúng chỗ.

    “Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm”, tác giả đã quan sát từng chút, từng chút một để có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của phố Sài Gòn. “Dập dìu xe cộ…” chỉ những người đi phương tiện trên đường bộ, đó cũng là biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có thể làm bài văn của mình thêm sinh động.

    “Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu”, tác giả vừa yêu cả tiếng ồn của cảnh đêm khuya, vừa yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng. Có thể vì đó là quê hương tác giả, nên mới yêu da diết vậy, yêu mà không thừa cái nào hết. Tác giả miêu tả cảnh buổi sáng thiệt yên bình làm sao, trông nó thiệt mơ hồ. Thì ra là vậy, chính vì điều này mà tác giả yêu da diết yêu hương mình, yêu vô kể,….

    “Cường điệu” là nhấn mạnh điều mà muốn nói, đó cũng làm thành ý mà tác giả muốn nói với mọi người. “Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”, tác giả đưa câu ca dao vào bài văn này, chắc sẽ có chủ đích của nó. “Yêu nhau yêu cả đường đi”, ở đây có thể nói là tình yêu giữa đôi trai gái, tình yêu luôn là thứ tuyệt vời nhất, nhưng nó lại mang một cái “chết” đau thương nhất, khi thực sự yêu nhau thì cái gì họ cũng yêu, đó là tình yêu mãnh liệt. “Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”, ghét nhau lại là từ đối ngược với yêu nhau, khi nói đến yêu thì họ sẽ nghĩ những điềm tốt đẹp, khi nói đến ghét thì họ lại nghĩ đến những điềm xấu, không tối lành. Khi ghét thì ghét đến cùng, đến hết cuộc đời này, kiểu như “diệt cỏ là phải diệt tận gốc”. Cho dù vậy, cái ghét cũng không nên tồn tại vì nó mang lại điềm quá xấu với mọi người.

    Qua đoạn văn trên, tuy rất ngắn nhưng lại có một thành ý rất dài [^^”], ẩn chứa những lời khuyên, lời ca ngợi hay lời trách móc. Nhưng như vậy, tác giả mới có thể yêu da diết quê hương mình. Nếu không có những thử thách mà trời tạo ra, thì ta sẽ không thể cứng rắn, không thể làm tối nhiệm vụ cho dù ta đã thực hiện.

    Reply

Leave a Comment