Share
Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài mùa xuân nho nhỏ. P/s mọi người viết ngắn gọn, đây là bài luyện nói.
Question
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Answers ( )
Xin câu trả lời hay nhất ạ
*Khổ 1:
Mùa xuân thiên nhiên đất trời được nhà thơ cảm nhận bằng cả tấm lòng. Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980 khi ấy thiên nhiên đang là mùa Đông giá lạnh. Vậy nên mùa xuân trong bài thơ là mùa xuân trong tâm tưởng của một tâm hồn khát khao Được sống được cống hiến. Mặc dù là trong tâm tưởng nhưng mùa xuân lại hiện lên tràn đầy sức sống với cảm xúc say sưa ngất ngây
” mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ hình ảnh bình dị thân quen “dòng sông xanh” , ” bông hoa tím” , “cin chim chiền chiện”. Tác giả đã gợi ra bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, giàu sức sống. Tất cả đã làm hiện ra trước mắt chúng ta hình ảnh dòng sông lững lờ mang sắc xanh của nước của trời. Điểm xuyết trên nền trời xanh ấy là sắc tím của bông hoa lục bình đang vươn lên, trỗi dậy. Tác giả phối màu thật hài hòa. Nếu Nguyễn Du kết hợp màu xanh với màu trắng tạo nên bức tranh xuân sống động ” cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Thì ở đây Thanh Hải lại chọn màu xanh và màu tím làm nền cho bức tranh để làm nổi bật nét đặc trưng của phong cảnh Xứ Huế thơ mộng, hữu tình. Với phép đảo ngữ đưa động từ “mọc” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh sức sống vươn lên trỗi dậy của bông hoa xuân. Qua đó tác giả đã diễn tả sức sống mãnh liệt của vạn vật khi xuân về
– bước sang xuân của Thanh Hải không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn vẽ cả bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện ” hót chi mà vang trời”. Âm thanh đó đã gợi ra nhạc điệu vui tươi cho đoạn thơ. Các thán từ : “chi, ơi”, vừa mang chất giọng ngọt ngào của con người quê hương xứ Huế ,vừa bộc lộ niềm vui say sưa mất ngây của nhà thơ trước đất trời mùa xuân
*Khổ 2
Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên vào xuân được thể hiện ở câu thơ giàu chất tạo hình
” Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Giọt long anh ở đây có thể hiểu là giọt sương của buổi sớm mùa xuân nhưng nếu gắn với hai câu thơ trước thì ta hiểu đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim chiền chiệnv ngân lên thật trong trẻo thật vang và trong ánh sáng rạng rỡ của mùa xuân nó đã đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như giọt ngọc rơi xuống từng chuỗi để nhà thơ đưa tay ra hứng với tất cả niềm trân trọng ,nâng niu. Như vậy với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, âm thanh của tiếng chim từ một sự vật được cảm nhận bằng thính giác đến giọt sương long lanh rơi cảm nhận bằng thị giác và nhà thơ đưa tay hứng được cảm nhận bằng xúc giác.
=> chỉ bằng vài nét phác họa, hình ảnh chọn lọc “dòng sông xanh”, “bông hoa tím”, “con chim chiền chiện”. Thanh Hải đã vẽ ra một bức tranh xuân trong trẻo ,tràn đầy sức sống đồng thời thể hiện niềm say sưa, yêu mến trân trọng của nhà thơ trước đất trời mùa xuân. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh tác giả đang mang bệnh nặng và không bao lâu thì qua đời , ta càng trân trọng tấm lòng yêu đời ,yêu cuộc sống , khát khao được cống hiến được hòa nhập vào mùa xuân lớn của dân tộc