Cảm nhận của anh chị về sự đáng thương và đáng trách ở nhân vật An Dương trong truyền thuyết ” Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng thủy” Giúp em

Question

Cảm nhận của anh chị về sự đáng thương và đáng trách ở nhân vật An Dương trong truyền thuyết ” Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng thủy”
Giúp em liền với ạ bài 90p mai nộp rồi huhu
cam-nhan-cua-anh-chi-ve-su-dang-thuong-va-dang-trach-o-nhan-vat-an-duong-trong-truyen-thuyet-tru

in progress 0
Khánh Gia 4 years 2021-08-28T09:43:11+00:00 2 Answers 8 views 0

Answers ( )

    0
    2021-08-28T09:44:32+00:00

    A. Mở bài

     – Giới thiệu về truyền thuyết 

     – Nêu vấn đề

    B. Thân bài

     1. Tóm tắt 

     2. Phân tích 

    a. sự đáng trách

     – Sau khi xây được thành và đánh đuổi được quân Triệu Đà. An Dương Vương đã không đề phòng mà đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy- con trai Triệu Đà. 

    – Lại cho Trọng Thủy ở rể, việc này chính là điều dẫn đến việc thất bại của An Dương Vương.

    – Khi giặc đến vì tin tưởng nỏ thần nên An Dương Vưỡng vẫn ung dung để đến khi giặc đến chân thành mang nỏ thần ra thì đã quá muộn.

    b. Sự đánh thương

     – Ông đã làm nước mất nhà tan.

      – Chính tay ông đã giết chết con gái của mình.

    C. Kết bài

     – Đánh giá chung

     – Nêu cảm nhận

    *** Bài viết

     

    “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

    Trái tim lầm chỗ để trên đầu

    Nỏ thần vô ý trao tay giặc

    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

                                       -Tố Hữu-

    Chúng ta từ trước đến nay khi đọc truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu Trọng Thủy người đáng trách nhất là Mị Châu. Nhưng chúng ta quên đi rằng để dẫn đến sự diệt vong này thì tội lớn nhất thuộc về An Dương Vương. Có người nhận xét rằng An Dương Vương vừa đáng thương lại vừa đáng trách. 

    An Dương Vương xây thành, hễ đắp tới đâu là lở tới đó. Vua phải nhờ tới sự giúp đỡ của Rùa Vàng mới xây xong. Trước khi từ biệt ra về, Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua cái móng vuốt để làm lẫy nỏ, có thể bắn trăm phát trăm trúng. Nhờ có lẫy nỏ mà mấy lần Triệu Đà cử đại binh sang xâm lược, An Dương Vương đều chiến thắng vẻ vang. Một thời gian sau, Đà cầu hôn Mị Châu là con gái của An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vươn bằng lòng mà không nghi ngờ gì. Trọng Thủy bảo Mị Châu lấy cho mình xem nỏ thần rồi đánh tráo, đem về nước cho cha. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược. Mất nỏ thần, An Dương Vương thua trận, bèn cùng Mị Châu chạy về biển Đông. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng, Rùa Vàng bảo: “Giặc sau lưng nhà vua đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.

    An Dương Vương là người có công rất lớn với nhân dân ta nhưng ông cũng là người đánh trách khi ông đã lơ là gả con gái cho kẻ thù. Sau khi dẹp yên được quân Triệu Đà ông không những không cảnh giác mà chủ quan gả Mị Châu cho Trọng Thủy con trai của kẻ thù. Và đồng ý cho Trọng Thủy ở rể, nếu không có việc cho Trọng Thủy ở lại thì sẽ không có những chuyện xảy ra sau đó. Dáng trách hơn nữa đó là ông đã chủ quan, khinh địch, khi mà kẻ thù kéo quân sang đánh, ông vẫn không có sự đề phòng cứ nghĩ có nỏ thần rồi nên không sợ kẻ thù mà nhà vua vẫn ung dung đánh cờ. Đến khi biết nỏ thần là giả đấ quá muộn, dẫn đến sự diệt vong của nước Âu Lạc. 

    Trên cương vi là một vị vua thì ông đáng trách nhưng là một người cha lại cảm thấy ông vô cùng đáng thương. Đáng thương khi chính mình đã dẫn sói vào nhà. Cho Trọng Thủy ở rể vì không muốn xa con gái, tình thương của một người cha. Và đến cuối cùng ông tuốt gươm đâm chết Mị Châu quyết liệt, dứt khoát, thể hiện sự thức tỉnh muộn màng, hi sinh tình cha con vì trách nhiệm với đất nước.

    Dù là đáng thương hay đáng trách thì An Dương Vương vẫn là người có công lao lớn đối với dân tộc. Qua nhân vật An Dương Vương cũng nhắc nhở chúng ta khong nên lơ là, không chủ quan đối với kẻ thù của mình. 

    0
    2021-08-28T09:44:46+00:00

    Bài thơ vang lên một truyền thuyết rất đỗi quen thuộc xuất hiện “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”. Dân ta không ai là không biết đến truyền thuyết này. Cô công chúa Mị Nương ngốc nghếch trao nhầm niềm tin cho người chồng nội gián (Trọng Thủy). vua An Dương Vương chủ quan do có nỏ thần mà không phòng bị binh lính, chiếc nỏ thần bị trộm mất mà không hay biết, khi quân Triệu Đà đánh tới trở tay không kịp, kết cục nước mất nhà tan. Chàng rể Trọng Thủy chính là nội gián, kẻ trộm mất chiếc nỏ thần sau khi Mị Nương chết thì quyên sinh cùng. Trong truyền thuyết này kết cục của các nhân vật chính thật đáng thương.

    Truyện xưa kể rằng, vua An Dương được thần Kim Quy giúp đỡ sau khi xây thành Cổ Loa xong đã tặng thêm cho một chiếc móng để làm lẫy nỏ thần, chiếc nỏ đó sẽ bắn trăm phát trúng cả trăm và có thể giết hàng ngàn tên địch. Triệu Đà nhăm nhe sang xâm lược nước Âu Lạc, nhưng lần nào đánh là bại lần đấy. Dân Âu lạc kể từ khi có nỏ thần không lo chiến tranh, sống trong thái bình, no ấm. Nhưng Triệu Đà liệu có dừng lại âm mưu cướp nước Âu Lạc hay không? Là một vị vua ông muốn nhân dân của mình sống trong cảnh no ấm, không có chiến tranh, không đổ máu, muốn hai nước sống trong hòa thuận. Chính điều đó cho ta thấy ông là một vị vua nhân hậu, cũng chỉ vì nước vì dân. Mà đâu hay biết âm mưu của Triệu Đà thật thâm sâu. Biết dùng binh không được, Triệu Đà đã dùng kế điệu hổ ly sơn, sang Âu Lạc cầu xin giảng hòa và xin hỏi cưới Mị Châu con gái của An Dương Vương cho Trọng Thủy là con trai của mình. Vua An Dương Vương cứ nghĩ rằng Triệu Đà là có thành ý và không hề nghi ngờ gì. Liền gả con gái của mình cho Trọng Thủy, từ quyết định của vua An Dương Vương đã dẫn đến câu chuyện bi thảm nước mất nhà tan. Trọng Thủy là một tên nội gián, Triệu Đà vì muốn cướp nước ta nên đã cho Trọng Thủy ở lại làm rể bên đất nước Âu Lạc để dò bí mật của An Dương Vương một ngày nào đó sẽ quay trở lại xâm chiếm Âu Lạc. Trọng Thủy vì nghe lời cha đã trở thành một tên nội gián, tên phản bội. An Dương Vương vì không đề cao cảnh giác đã nuôi ong tay áo, Trọng Thủy chính là tên vong ơn bội nghĩa dù yêu Mị Châu nhưng mục đích hàng đầu của Trọng vẫn là giúp cha dò la bí mật của vua An Dương Vương để xâm chiếm nước Âu Lạc.Vào một đêm trăng sáng, ngồi cùng nhau trên phiến đá trắng và nói chuyện. Trọng Thủy đã nhân cơ hội hỏi Mị Châu: “Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mị Châu không hề nghi ngờ liền đáp: “Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?” Nàng không hề hay biết rằng chính câu trả lời đó của nàng đã khiến vua cha thua trận, đất nước rơi vào tay giặc. Trọng Thủy khi nghe đến nỏ thần ngạc nhiên và muốn Mị Châu dẫn đi xem. Vì tình nghĩa vợ chồng nàng lén dẫn Trọng đến nơi cất dấu nỏ thần. Nàng thật ngốc nghếch khi đã tin lời Trọng Thủy kẻ thù cướp nước Nàng đã vô ý trao nước mình cho giặc, mà cũng không ngờ rằng người đầu ấp tay gối với mình mà lại có thể phản bội mình. Trọng Thủy khi biết về nỏ thần đã mau chóng, chế tạo ra một chiếc nỏ giống vậy và đánh tráo chiếc nỏ thần thật sự của vua An Dương Vương mà không hề bị nghi ngờ. Khi thực hiện thành công âm mưu của mình Trọng đã lấy lí do về thăm cha xin được về nước. Trước khi về, chàng đã nói với Mị Châu: “Tình nghĩa vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” Tình yêu làm con người trở nên mù quáng, nếu là một người thông minh đáng lẽ Mị Châu phải nghi ngờ và đặt ra dấu chấm hỏi, tại sao lại nói như vậy trong khi hai nước vẫn đang hòa thuận, tại sao lại thất hòa? Nàng lúc nào cũng chỉ nghĩ về chuyện lứa đôi hạnh phúc, mong chờ đến ngày đoàn tụ mà đáp rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể tìm được nhau”. Với chi tiết này ta thấy Mị Nương là một người nhu nhược chỉ biết răm rắp nghe theo lời chồng nói, về sau cũng vì chiếc áo lông ngỗng này mà chính Mị Châu đã đưa cha mình tới bước đường cùng, để dấu cho quân xâm lược biết đuổi theo cha. Trọng Thủy mang nỏ thần về cho cha, Triệu Đà sau khi lấy được nỏ thần đã đem quân sang xâm lược Âu Lạc, khi quân địch đánh đến nơi vua An Dương Vương vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Vì sự chủ quan đó Trọng Thủy mang nỏ thần về cho cha, Triệu Đà sau khi lấy được nỏ thần đã đem quân sang xâm lược Âu Lạc, khi quân địch đánh đến nơi vua An Dương Vương vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Vẫn không hề hay biết nỏ thần đã bị Trọng tráo mất, khi mang ra bắn lỏ không có tác dụng. Vua An Dương Vương dẫn theo Mị Châu cưỡi ngựa bỏ trốn. Mị Châu khoác theo chiếc áo rồi đi cùng vua cha, nàng không quên lời Trọng đi đến đâu rắc lông ngỗng đến đó. Đến bên bờ sông vua An Dương Vương phát hiện quân thù đuổi theo cầu cứu thần Kim Quy. Khi rùa vàng hiện lên đã chỉ rõ sự thật: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”, vua An Dương Vương rút gươm chém đầu Mị Châu. Trước khi chết nàng đã nói rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha sẽ biến thành hạt cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người ta lừa dối khi chết đi sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch mối nhục thù”. Sau khi chết xác nàng biến thành ngọc thạch, máu biến thành ngọc châu. Điều đó chính là sự cảm thông của nhân dân ta đối với nàng công chúa xinh đẹp, khờ dại tin kẻ dã tâm, vô tình đưa nước ta vào ngàn năm nô lệ. Vua An Dương Vương sau khi chém đầu con gái, rùa vàng rẽ nước đưa ông xuống biển sâu. Trọng Thủy sau khi thấy xác vợ đã ôm nàng và khóc rồi không lâu sau cũng chết bên giếng ngọcBa nhân vật với ba số phận khác nhau nhưng kết cục của họ giống nhau là đều đi đến cái chết (vua An Dương Vương dù là được rùa vàng rẽ nước xuống biển sâu, thì đó cũng là cái chết). Chỉ có Triệu Đà là người thắng lớn, chính là là kẻ đứng sau tất cả. Qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đem đến cho chúng ta bài học thiết thực: không được chủ quan, địch là con kiến cũng không được khinh thường sẽ chuốc lấy bại vong, trong cuộc sống nhất định phải yêu nhưng yêu là phải sáng suốt, yêu mù quáng như Mị Châu sẽ có ngày đưa vua cha đến đường cùng. Nhân dân ta đã cảm thông cho số phận của các nhân vật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, căm thù và phẫn nộ Triệu Đà tên lòng lang dạ sói, âm mưu và thủ đoạn thâm độc. Truyền thuyết khác với cái kết có hậu của cổ tích, thông qua truyền thuyết đã khiến chúng ta suy ngẫm được nhiều điều. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng vẫn mãi được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau.
    bài này mik đx từng trả lời nên mik copy từ cái cũ luôn :))

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )